Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không thể cạnh tranh với công nghệ, nhiều nghề sắp biến mất

Từ kéo xe đến in ấn, nhiều nghề nghiệp truyền thống trên thế giới sắp trôi vào dĩ vãng do không thể cạnh tranh với sự phát triển như vũ bão của công nghệ.

nghe sap bien mat anh 1
Ông Mohammad Ashgar, 65 tuổi, làm nghề kéo xe ở Kolkata. Xe kéo từng là một trong những phương tiện đi lại chủ yếu trong thế kỷ 19, nhưng Kolkata hiện tại là nơi duy nhất tại Ấn Độ mà nghề ngày vẫn còn tồn tại. Ở tất cả những vùng khác, xe kéo đã bị cấm. Theo những người kéo xe địa phương, khoảng 3.000 người hiện còn làm nghề này trong thành phố. Liên hiệp phu kéo xe đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối việc chính phủ cấm người dân làm nghề này.
nghe sap bien mat anh 2
Iain Bell, thợ sửa đèn đường tại London, vặn chiếc đồng hồ trong đèn bằng khí đốt ở Westminster vào ngày 24/4. Hơn 1.500 cột đèn đường thắp bằng khí đốt, trong đó nhiều cột đèn đã trải qua 200 năm lịch sử, vẫn đang tiếp tục sứ mệnh thắp sáng những góc bí mật tuyệt đẹp của thủ đô nước Anh. Tất cả cột đèn đều được bảo dưỡng thủ công bởi một nhóm gồm 5 thợ, do ông Iain Bell giám sát.
nghe sap bien mat anh 3
Bức ảnh chụp Mario Olavo Campanha, 36 tuổi, chủ một cửa hàng cho thuê băng đĩa tại Rio de Janeiro, Brazil. Hai năm trước, anh Mario mua lại cửa hàng này từ chủ cũ sau khi nhận thấy nhu cầu không được đáp ứng của tầng lớp thấp, đặc biệt là người già, những người không theo kịp công nghệ tiên tiến và thích những đề xuất phim của anh. 
nghe sap bien mat anh 4
Wu Chi Kai, là một trong những người thợ làm bảng hiệu neon ít ỏi còn lại ở Hong Kong, thành phố mà bóng tối dường như không bao giờ phủ. Trả lời phỏng vấn với AFP, anh nói rằng sự thay đổi trong quy định của thành phố cùng với việc thị trường có thêm nhiều lựa chọn mới hơn và rẻ hơn đang khiến công việc kinh doanh của anh tuột dốc.
nghe sap bien mat anh 5
Hiroshi Yanai đan chiếu tatami trong xưởng tại Tokyo. Khi nhu cầu của người tiêu dùng giảm và máy móc Trung Quốc xâm nhập vào thị trường nội địa, anh là một trong số ít những người thợ đan chiếu thủ công tại Tokyo. Chiếu tatami là loại chiếu cói từng được mệnh danh là "bạn của trăm nhà" tại Nhật Bản, mang đến cảm giác mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông cho các gia đình.
nghe sap bien mat anh 6
Vessela Draganove có một cửa hàng nhỏ sửa máy ảnh phim tại Sofia, Bulgaria. Bà có kinh nghiệm 48 năm sửa máy ảnh và là một trong những chuyên gia máy ảnh phim cuối cùng tại đất nước này. 
nghe sap bien mat anh 7
Cũng tại Bulgaria, Kalin Daskalov làm nghề đóng gáy sách, một nghề tưởng chừng như sẽ biến mất khi công nghệ xuất bản phát triển với máy móc hiện đại. Trong ảnh, anh Daskalov đóng gáy cuốn sách mới tại xưởng. Anh cho biết anh làm nghề này vì sự tôn trọng anh dành cho những kỹ thuật đóng sách truyền thống. 
nghe sap bien mat anh 8
Ông Nenan Jovanov, 70 tuổi, xịt nước hoa cho khách hàng tại cửa hàng 64 năm tuổi của ông ở Belgrade, Serbia. Ông Nenad lớn lên với cửa hàng nhỏ này và trở thành thế hệ thứ 3 kế nghiệp công việc kinh doanh gia đình. "Belgrade từng có tới 23 cửa hiệu nước hoa, nhưng giờ chỉ còn mình tôi", ông chia sẻ.
nghe sap bien mat anh 9
Syed Ahmed, 50 tuổi, sở hữu một chiếc máy in sắp chữ trong cửa hàng tại góc phố cổ ở New Delhi. Theo ông, tại đây, chỉ còn khoảng 5 người sử dụng những chiếc máy như thế này và ông là người cuối cùng tiếp nối truyền thống in ấn trong gia đình. Kỹ thuật in sắp chữ xuất phát từ chiếc máy in được Johannes Gutenberg phát minh vào giữa thế kỷ 15, đòi hỏi công nhân có tay nghề cao và mất nhiều thời gian vì các con chữ được khắc ngược lên trên gỗ, chì, sắp vào khuôn, nhúng mực sau đó ép lên trên giấy. Hiện tại, loại hình này chết dần khi máy in kỹ thuật số phát triển.
nghe sap bien mat anh 10
Dilson Lopes Santana, 60 tuổi, đã làm việc được 25 năm ở vị trí nhân viên trực thang máy tại Trung tâm Văn hóa Brazil ở Brazil. Đối với ông, 25 năm là quãng thời gian ông mang vẻ đẹp văn hóa thành phố tới cho những khách ghé thăm. Ông luôn đưa ra những gợi ý cho khách khi họ đến thăm phòng triển lãm, nhà hát, và thư viện ở trung tâm - những nơi được kết nối với nhau bằng chiếc thang máy mà ông vận hành.
nghe sap bien mat anh 11
Bàn tay của thợ làm gạch Jose David Farrier, 44 tuổi, đang làm việc ở Armenia, El Salvador. Một người thợ gạch thủ công khác là Herrera, làm nghề đã được 20 năm, cho biết anh kiếm được khoảng 50 USD mỗi tuần.
nghe sap bien mat anh 12
Dennis Randall, "chủ nông trại" chuẩn bị yên cương cho ngựa tại Baltimore, Maryland, Mỹ. Đây là một trong số ít những người còn làm công việc chăm sóc động vật và hỗ trợ người bán hàng rong chuẩn bị hàng nông sản đi bán. Trong quá khứ, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những hàng quán bán rong do ngựa kéo tại các thành phố ở Bờ Đông nước Mỹ, nhưng giờ chỉ còn một nhóm nhỏ người dân cưỡi ngựa trên phố, mưu sinh bằng cách thu hút khách du lịch. 

Người lao động thế giới nô nức xuống đường mừng ngày 1/5

Ngày 1/5, người lao động trên toàn thế giới xuống đường mừng kỷ niệm phong trào công nhân. Họ cầm cờ, mặc áo đỏ và hô vang khẩu hiệu đòi cải thiện chế độ lao động.

Trung Quốc cấm ngà voi: Bỏ nghề 3.000 năm để tránh thế giới lên án

Trung Quốc cuối cùng đã phải cấm buôn bán ngà voi sau nhiều tai tiếng, sự lên án của quốc tế, cùng các chiến dịch vận động bền bỉ. Tuy nhiên, loài voi vẫn chưa qua cơn nguy kịch.

Ngọc Hà (Ảnh: AFP)

Bạn có thể quan tâm