Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không quân Mỹ lập kế hoạch vượt công nghệ của Trung Quốc

Các máy bay chiến đấu tinh vi hoạt động cùng nhau theo kiểu bầy đàn, kết hợp khái niệm chiến đấu mới được xem là chiến lược giúp Không quân Mỹ vượt xa đối thủ Trung Quốc.

Không quân Mỹ đang đẩy nhanh tiến độ phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới trong chương trình Thống lĩnh hàng không thế hệ mới (NGAD), còn gọi là máy bay chiến đấu thế hệ 6. NGAD sẽ tạo ra mạng lưới máy bay chiến đấu mới, cảm biến tinh vi và vũ khí tiên tiến.

Điểm mấu chốt trong chương trình là các máy bay có và không có người lái sẽ chiến đấu cùng nhau như một mạng lưới thống nhất, South China Morning Post cho biết. Chương trình này sẽ giúp Không quân Mỹ duy trì lợi thế và bỏ xa đối thủ đang lên là Trung Quốc.

khong quan my trung anh 1

Tướng Dave Goldfein, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, ngồi trong buồng lái máy bay huấn luyện T-7, máy bay đầu tiên được phát triển theo công nghệ eSeries. Ảnh: Boeing.

2 chương trình tiêm kích thế hệ 6 cùng lúc

Mỹ đã công bố hai chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 6, trong đó NGAD dành cho không quân và F/A-XX dành cho hải quân. Một kế hoạch dài hạn nhằm phát triển tiêm kích trên hạm thế hệ tiếp theo để thay thế cho F/A-18E/F Super Hornet.

Tháng 9 năm ngoái, Không quân Mỹ tiết lộ mô hình đầy đủ của tiêm kích trong chương trình NGAD đã được hoàn thành. Đây là một trong hai chiến đấu cơ thế hệ 6 đang được phát triển ở Mỹ, nhằm duy trì ưu thế của Không quân Mỹ, theo kế hoạch Chiếm ưu thế trên không 2030, được công bố năm 2016.

Will Roper, trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ về mua sắm, công nghệ và hậu cần khi đó, nói: “Chúng tôi đã chế tạo một nguyên mẫu với quy mô đầy đủ trong thế giới thực, và chúng tôi đã phá kỷ lục khi làm điều đó. Chúng tôi có thể chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ mới theo cách chưa từng có trước đây”.

Phần lớn chi tiết về nguyên mẫu vẫn được bảo mật. Trợ lý Roper từ chối bình luận về số lượng nguyên mẫu, nhà thầu chính, cũng như nhiệm vụ chính của nó. Nhưng ông cho biết máy bay được phát triển nhanh chóng nhờ ứng dụng các giải pháp kỹ thuật số, để chuyển từ bản vẽ thành sản phẩm trong thời gian nhanh nhất, còn gọi là công nghệ “eSeries”.

“Chúng tôi đang theo đuổi những hệ thống phức tạp nhất từng được chế tạo và thử nghiệm bằng công nghệ kỹ thuật số. Trên thực tế, chúng tôi không chỉ kiểm tra những chiếc hộp, chúng tôi đã chứng minh một thứ thực sự kỳ diệu”, trợ lý Roper nói.

Tại hội nghị chuyên đề Hiệp hội Không quân Mỹ vào tuần trước, tướng Mark Kelly, chỉ huy tác chiến trên không, cho biết không quân cần sớm sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ 6, để chiếm ưu thế trên không nếu muốn cạnh tranh với Trung Quốc.

“Điều tôi không biết chắc là chúng ta có đủ can đảm và tập trung để phát triển khả năng chiếm ưu thế trên không, trước khi người Trung Quốc sử dụng nó và chống lại chúng ta. Chúng ta cần đảm bảo rằng luôn cập nhật công nghệ, để đảm bảo năng lực chiếm ưu thế trên không của quốc gia”, tướng Kelly nói.

Steve Burgess, chuyên gia về máy bay tại Trường Cao đẳng chiến tranh không quân Mỹ, cho biết NGAD nhằm phát triển dòng máy bay chiến đấu mới thập niên 2020. Đây là kế hoạch nhằm củng cố hơn nữa vị thế của quân đội Mỹ với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu, cũng như nới rộng khoảng cách với đối thủ Trung Quốc.

Giờ đây, chương trình NGAD đang ở thời điểm quyết định và có thể được xem xét trong năm tài khóa 2022. Một số nhà phân tích nhận định, nếu Không quân Mỹ quyết định đặt hàng máy bay trong chương trình NGAD, nó có thể thu hút các nhà thầu mới như SpaceX.

Trung Quốc đang cố bắt kịp Mỹ

Một số chuyên gia Trung Quốc cho biết mong muốn của Không quân Mỹ trong việc định hình lại và tăng tốc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới, có thể thúc đẩy Trung Quốc tăng cường kế hoạch phát triển máy bay mới.

khong quan my trung anh 2

Mô hình đồ họa tiêm kích thế hệ 6 của Hải quân Mỹ trong chương trình F/A-XX. Ảnh: Boeing.

Nguồn tin quen thuộc với chương trình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh đang theo dõi sát mọi thông tin rò rỉ về chương trinh NGAD của Mỹ.

“Trung Quốc đã lên kế hoạch phát triển chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo, nhưng mới chỉ có chương trình dành cho không quân. Do thiếu thông tin, dẫn đến những nghi ngờ về chương trình máy bay mới của Trung Quốc”, nguồn tin giấu tên cho biết.

Zhou Chenming, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, cho biết các nhà thiết kế Trung Quốc sẽ hoan nghênh nỗ lực của Không quân Mỹ trong việc tăng tốc độ chương trình NGAD.

“Trước khi bạn đưa ra phương hướng phát triển cho máy bay mới, các nhà thiết kế Trung Quốc cần làm rõ thông số của máy bay đối thủ, đặc biệt là của Mỹ, bao gồm phạm vi tác chiến, tốc độ, trần bay và các khả năng không chiến khác để tham khảo”, ông Zhou nói.

Ông nêu dẫn chứng chương trình phát triển máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc diễn ra suôn sẻ, vì thiết kế của nó dựa trên tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ. F-22 được đưa vào trực chiến từ năm 2005, trong khi J-20 được giới thiệu năm 2011, đưa vào biên chế không quân Trung Quốc từ năm 2017.

Tuy vậy, đến nay Trung Quốc vẫn chưa phát triển được động cơ phản lực WS-15, được thiết kế riêng cho J-20. Tiêm kích này vẫn sử dụng động cơ AL-31F của Nga, hoặc động cơ WS-10S ít năng lực được sản xuất trong nước.

“Các vấn đề về động cơ tiếp tục kìm hãm Trung Quốc trong các chương trình phát triển máy bay chiến đấu của họ”, chuyên gia Burgess nói.

Song Zhoising, cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc, cho biết công nghiệp quốc phòng Trung Quốc có nhiều “đặc quyền” hơn đối tác Mỹ về kinh phí, so với quy trình phê duyệt ngân sách nghiêm ngặt ở Mỹ.

“Nhờ sức ép từ Mỹ, đã khuyến khích giới lãnh đạo Trung Quốc dồn mọi nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng trong nước”, ông Song nói.

Không chỉ Mỹ và Trung Quốc khởi động chương trình tiêm kích thế hệ 6, mà cuộc đua đang trở nên gay cấn ở quy mô toàn cầu. Nga cho biết Mikoyan và Sukhoi đã hợp tác phát triển tiêm kích đánh chặn thế hệ 6 MiG-41. Châu Âu đang cố gắng phát triển Hệ thống phòng không và chiến đấu tương lai Tempest.

Hé lộ chương trình máy bay không người lái bí mật của Mỹ

Speed Racer là mẫu thử nghiệm công nghệ máy bay không người lái chi phí thấp, có thể tạo ra bước đột phá trong tác chiến hàng không tương lai.

Drone Skyborg, sức mạnh tương lai của Không quân Mỹ

Máy bay không người lái Skyborg được trang bị trí tuệ nhân tạo sẽ đảm nhận vai trò tiên phong trong đội hình chiến đấu, dọn đường cho F-35 và F-22 hủy diệt mục tiêu.

My che tao nguyen mau may bay the he 6 hinh anh

Mỹ chế tạo nguyên mẫu máy bay thế hệ 6

0

Không quân Mỹ bất ngờ tiết lộ đang chế tạo nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 6. Chương trình phát triển nhanh chóng nhờ ứng dụng công nghệ mô phỏng kỹ thuật số.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm