Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Không có chùa Bồ Đề, trẻ em sẽ được Nhà nước nuôi'

Nhiều lần, Hà Nội yêu cầu chùa Bồ Đề chuyển các cháu bé được nuôi trong chùa sang các cơ sở bảo trợ có phép và Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm chăm nuôi nhưng không được tiến hành.

Ngay sau khi một bảo mẫu tại chùa Bồ Đề (quận Long Biên, HN) bị bắt vì tội Mua bán trẻ em, những rắc rối xung quanh ngôi chùa này bắt đầu nảy sinh.

Theo các cơ quan chức năng, cho - nhận con nuôi là lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, đối với ngành lao động thương binh xã hội quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội, thì chỉ những cơ sở tôn giáo thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định mới được phép xem xét cho con nuôi. Đối với trường hợp chùa Bồ Đề, không được phép cho - nhận con nuôi.

Không có chùa Bồ Đề, các cháu bé sẽ được Nhà nước nuôi. Ảnh: Hoàng Hà

Trước thông tin chùa Bồ Đề không được phép nhận các trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi, nhiều người đặt câu hỏi “Không có chùa Bồ Đề, trẻ em sẽ đi về đâu?”. Cục phó Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) - Đặng Hoa Nam nói: “Không có chùa Bồ Đề, trẻ em sẽ đi về các trung tâm bảo trợ xã hội do Nhà nước nuôi chứ đi về đâu”.

Bảo mẫu chùa Bồ Đề: 'Mày cút theo khách luôn đi'

Đến thăm trẻ vào lúc 14h, một vị khách đã bị bảo mẫu nói: "Cô đừng đến vào buổi trưa, để các cháu ngủ. Mai phải để biển ở phòng này là buổi trưa khách đừng vào".

Theo ông Nam, đã rất nhiều lần, TP.Hà Nội yêu cầu chùa Bồ Đề chuyển các cháu bé sang các cơ sở bảo trợ có phép và Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm chăm nuôi nhưng không được tiến hành. Nhà nước luôn có những chính sách khuyến khích các gia đình nhận nuôi hoặc thành lập các trung tâm bảo trợ hợp pháp, đảm bảo tốt nhất cho các cháu bé mồ côi hoặc bị bỏ rơi.

“Đặt câu hỏi đó chứng tỏ không hiểu chính sách của Nhà nước. Nói như thế có vẻ như Nhà nước vô trách nhiệm với các cháu quá”, Cục phó Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em nói và cho hay, việc có buộc dừng chùa tiếp nhận trẻ bị bỏ rơi hay không thuộc thẩm quyền của Hà Nội và quận Long Biên.

Cũng theo ông Nam, cơ quan chức năng đã nhiều lần yêu cầu chùa Bồ Đề làm hồ sơ hoàn tất thủ tục cấp phép nhưng đến nay vẫn chưa có phép. Vậy nên việc tạm dừng tiếp nhận trẻ bị bỏ rơi là đúng. 

“Nếu cơ sở này muốn tiếp tục hoạt động, sắp tới hoặc là xin phép hoặc là dừng. Thủ tục xin cấp phép đối với chùa Bồ Đề không có gì khó khăn”, ông Nam nhấn mạnh.

Cuộc sống của trẻ mồ côi ở chùa Bồ Đề

Bị xích chân cho khỏi chạy lung tung, tự nằm tu sữa dù hai tháng tuổi, có em vừa sinh ra đã mang mầm bệnh ác tính trong người, thậm chí chỉ ngồi cười sằng sặc rồi lại khóc ròng.

Cục phó Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng cho hay, trước kia Hà Nội đã nhiều lần yêu cầu chùa Bồ Đề dừng việc thu nhận trẻ bị bỏ rơi do điều kiện vật chất tại đây đã quá tải. Nhưng do đây là cơ sở tôn giáo nên thành phố không làm mạnh tay. Đến nay, khi nhiều sai trái tại ngôi chùa này bị phát giác, ông Nam khẳng định: “Ai sai sẽ phải chịu trách nhiệm”.

Theo báo Tiền Phong, Cục Bảo trợ Xã hội đã yêu cầu chùa Bồ Đề tạm dừng tiếp nhận những em bị bỏ rơi, trẻ mồ côi. Cục cũng chỉ đạo UBND quận Long Biên phối hợp Sở LĐ-TB&XH Hà Nội lập kế hoạch đưa các bé về gia đình hoặc gửi tới các cơ sở bảo trợ xã hội của thành phố.

Trong khi đó, ngày 5/8, UBND quận Long Biên cho biết, đã thành lập hai đoàn thanh tra, trong đó có Hội Phụ nữ và Sở LĐ-TB&XH cùng tham gia, thanh kiểm tra chùa Bồ Đề từ ngày 5/8. Sau khi có kết quả điều tra, hai đoàn sẽ có những phương án, kiến nghị về đối sách với những cháu nhỏ mồ côi, lang thang cơ nhỡ tại chùa Bồ Đề hoặc giao cho các cơ quan chức năng quản lý.

9 đứa trẻ mất tích tại chùa Bồ Đề đang ở đâu?

Những đứa trẻ kháu khỉnh như Tùng Anh, Duy Anh, Mai Anh, Vi Anh, Huy Anh, Việt Anh… đã biến mất khỏi chùa Bồ Đề trong khi sư thầy Đàm Lan khẳng định không hề cho nhận con nuôi.

Nguyễn Vũ

Bạn có thể quan tâm