Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không bổ sung biện pháp cảnh vệ riêng với Thường trực Ban Bí thư

Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị được quy định có cùng chế độ cảnh vệ là phù hợp nên không cần thiết bổ sung chế độ cảnh vệ riêng với đối tượng này.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới. Ảnh: quochoi.vn.

Chiều 12/6, tiếp tục phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.

Báo cáo về việc bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, nhiều ý kiến nhất trí bổ sung các đối tượng cảnh vệ này.

"Một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, vì đã có đối tượng cảnh vệ là Ủy viên Bộ Chính trị. Có ý kiến cho rằng, theo Quy chế làm việc của Ban Bí thư thì Thường trực Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư và Thường trực Ban Bí thư. Có ý kiến đề nghị bổ sung chế độ, biện pháp cảnh vệ riêng đối với Thường trực Ban Bí thư", ông Lê Tấn Tới nói.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng, khoản 1 Điều 10 của Luật Cảnh vệ (được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 3 Điều 1 dự thảo Luật này) quy định đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam theo hướng liệt kê các đối tượng cảnh vệ cụ thể (trong đó có người giữ chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư).

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận định, điều này thống nhất với nội dung Kết luận số 35 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

Theo đó, Kết luận số 35 của Bộ Chính trị đã xác định Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam gồm: Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư… Luật Cảnh vệ hiện hành đã quy định Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng (Ủy viên Ban Bí thư) là đối tượng cảnh vệ.

Do đó, theo ông Lê Tấn Tới, dự thảo Luật bổ sung người giữ chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư là đối tượng cảnh vệ là phù hợp và không mâu thuẫn với quy định tại Quy chế làm việc của Ban Bí thư.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho hay, việc các chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị được quy định có cùng chế độ, biện pháp cảnh vệ là phù hợp và đã được thực hiện ổn định trong thời gian qua, không phát sinh vướng mắc.

"Vì vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giữ lại quy định về đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư trong dự thảo Luật và không bổ sung quy định chế độ, biện pháp cảnh vệ riêng đối với đối tượng cảnh vệ này", Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới nói.

Tiểu sử ông Lương Cường

Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, được phân công giữ chức Thường trực Ban bí thư.

Bà Trương Thị Mai thôi làm Thường trực Ban Bí thư

Trung ương đồng ý để bà Trương Thị Mai thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương khóa XIII.

Ông Lương Cường làm Thường trực Ban bí thư

Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, được phân công giữ chức Thường trực Ban bí thư.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://vtcnews.vn/khong-bo-sung-quy-dinh-bien-phap-canh-ve-rieng-voi-thuong-truc-ban-bi-thu-ar876580.html

Anh Văn/VTC News

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm