Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khối ngoại bị ngắt mạch 23 phiên mua ròng

Tâm điểm giao dịch của khối ngoại lại thuộc về ngân hàng Eximbank khi nhóm này đảo chiều bán ròng khủng 2.900 tỷ đồng hôm nay.

Nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài vừa chính thức ngắt chuỗi mua ròng liên tục bằng một phiên bán ròng mạnh, tuy nhiên áp lực bán chủ yếu chủ xuất hiện đột biến ở cổ phiếu ngân hàng Eximbank (EIB) với giá trị khủng.

Cụ thể, khối ngoại mua vào lượng cổ phiếu tổng cộng 1.106 tỷ và bán ra đến 3.636 tỷ, tương đương bán ròng 2.530 tỷ đồng. Qua đó chính thức chấm dứt chuỗi 23 phiên mua ròng kỷ lục trước đó.

Đáng chú ý nhất khi EIB của Eximbank bị khối ngoại rút ròng hơn 2.900 tỷ đồng (hơn 8% vốn ngân hàng), đảo chiều bất ngờ so với phiên mua ròng đến 1.257 tỷ đồng hôm qua. Hiện Eximbank có các nhà đầu tư nước ngoài lớn là SMBC (15% vốn) và quỹ ngoại VinaCapital (gần 5%).

Kết phiên giao dịch, cổ phiếu EIB giảm đến 2,8% về mức giá 28.000 đồng với khối lượng khớp lệnh chỉ gần 4,7 triệu cổ phiếu. Trong khi khối lượng thỏa thuận đạt hơn 123 triệu đơn vị, do đó khối ngoại chủ yếu đã bán thỏa thuận với mức giá trong khoảng 26.800-28.000 đồng.

Các cổ phiếu khác có giá trị mua/bán ròng của khối ngoại không quá lớn. Đơn cử, chiều bán đứng kế tiếp có DXG (-14 tỷ) hay VRE (-13 tỷ); trong khi chiều mua ghi nhận cao nhất có HPG (70 tỷ), VHM (38 tỷ) hay NVL (26 tỷ).

Do đó, nếu loại trừ yếu tố đột biến của nhà đầu tư ngoại tại Eximbank thì khối ngoại vẫn đang được xem là mua ròng trên thị trường chung.

GIÁ TRỊ MUA/BÁN RÒNG CỦA KHỐI NGOẠI SÀN HOSE

NhãnNgày 9/12Ngày 12/12Ngày 13/12Ngày 14/12Ngày 15/12Ngày 16/12Ngày 19/12Ngày 20/12Ngày 21/12Ngày 22/12
Mua/bán ròng Tỷ đồng 4503358972831927510618631658-2553

Sự đảo chiều của dòng vốn ngoại cũng làm đảo chiều xu hướng VN-Index. Chỉ số trong phiên hôm nay đã quay trở lại sắc xanh với lực kéo từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, qua đó chấm dứt chuỗi 4 phiên giảm điểm trước đó.

Cụ thể, chỉ số đại diện sàn HoSE ghi nhận mức tăng 3,73 điểm (0,37%) lên 1.022,61 điểm. Trong khi đó HNX tăng 1,33 điểm (0,65%) đạt 205,79 điểm, UPCoM tăng 0,18% ở mức 70,83 điểm.

Cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ cho sự đảo chiều, trong đó ấn tượng nhất là VPB của VPBank khi tăng mạnh 4,5% lên 18.450 đồng, thậm chí có thời điểm chạm giá trần để trở thành cổ phiếu đóng góp tích cực nhất vào chỉ số.

Bên cạnh đó, VCB của Vietcombank đi lên 0,8% đạt 79.300 đồng, cổ phiếu BID của ngân hàng BIDV tăng giá 1% lên mức 39.000 đồng, MBB tăng 1,7% hay TPB có thêm 3,5% giá trị sau một ngày.

Thị trường còn có sự đóng góp của một số cổ phiếu vốn hóa lớn khác là VHM của Vinhomes tăng giá 1% đạt 49.000 đồng, PLX của Petrolimex bứt phá 3,9% hay cổ phiếu bất động sản KDH (Nhà Khang Điền) và PDR (Phát Đạt) kết phiên trong giá trần.

Ở chiều tác động tiêu cực nhất, cổ phiếu dầu khí GAS bị kéo lùi 2,2% xuống 101.200 đồng, VNM của Vinamilk bị điều chỉnh 1,7% còn 77.000 đồng, HVN của Vietnam Airlines thậm chí bị bán về sát giá sàn.

Dòng tiền trên thị trường đã có phần hạ nhiệt sau các phiên sàn manh với tổng giá trị trên các sàn đạt 14.230 tỷ đồng, giảm 14% so với hôm qua. Trong đó, thanh khoản riêng sàn HoSE chiếm 12.898 tỷ đồng, xuống mức thấp nhất trong 5 phiên gần đây.

Nhóm cổ phiếu VN30 ngược dòng

Thị trường biến động mạnh với VN-Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp, dù vậy bộ chỉ số VN30 vẫn tăng điểm nhờ lực kéo của một số cổ phiếu lớn.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm