Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khoảnh khắc sóng thần cao 10 m ập vào Nhật Bản năm 2011

Ngày 11/3/2011, trận động đất 9 độ Richter và những đợt sóng thần có chiều cao đến 10 m tàn phá một vùng rộng lớn ở đông bắc Nhật Bản, cướp gần 16.000 sinh mạng.

Những ngọn sóng dữ đổ ập xuống đường phố ở thành phố Miyako, Nhật Bản. Thảm họa kép ngày 11/3 bắt đầu bằng một trận động đất có cường độ đến 9 độ Richter, tâm chấn ở khu vực đông bắc thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Những ngọn sóng dữ đổ ập xuống đường ở thành phố Miyako, Nhật Bản. Thảm họa kép ngày 11/3/2011 bắt đầu bằng một trận động đất có cường độ đến 9 độ Richter, tâm chấn ở khu vực đông bắc thủ đô Tokyo. Ảnh: Reuters
Một tiếng sau khi động đất xảy ra, sóng thần từ bờ biển quét vào những khu dân cư ven biển ở tỉnh Iwanuma, kéo về sân bay Sendai. CNN cho biết, số người thiệt mạng trong thảm họa động đất và sóng thần tính đến ngày 10/2/2015 là hơn 15.890 người. Ảnh: AP
Một giờ sau khi động đất xảy ra, sóng thần từ bờ biển quét vào những khu dân cư ven biển ở tỉnh Iwanuma, kéo về sân bay Sendai. Theo CNN, số người thiệt mạng trong thảm họa động đất và sóng thần tính đến ngày 10/2/2015 là 15.890 người. Ảnh: AP
Những ngọn sóng lớn nuốt chửng nhà cửa ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi, Nhật Bản vào ngày 11/3. Nhiều địa phương ghi nhận các ngọn sóng cao đến 10 mét. Ảnh: AP Một vụ nổ lớn xảy ra ở nhà máy lọc dầu tại thành phố Chiba không lâu sau khi trận động đất làm rung chuyển Nhật Bản ngày 11/3. Ảnh: EPA
Những ngọn sóng lớn nuốt chửng nhà cửa ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi, 4 năm trước. Nhiều địa phương ghi nhận các ngọn sóng cao đến 10 m. Ảnh: AP
Một vụ nổ lớn xảy ra ở nhà máy lọc dầu tại thành phố Chiba không lâu sau khi trận động đất làm rung chuyển Nhật Bản ngày 11/3. Ảnh: EPA
Một vụ nổ lớn xảy ra ở nhà máy lọc dầu tại thành phố Chiba không lâu sau khi trận động đất làm rung chuyển khu vực đông bắc Nhật Bản ngày 11/3/2011. Ảnh: EPA
Một nhân viên cứu hộ đi giữa khung cảnh hoang tàn tại thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima, vốn là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ảnh: AP
Nhân viên cứu hộ đi giữa đống đổ nát tại thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima, một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa kép. Ảnh: AP

Sóng thần cuốn trôi nhiều ngôi nhà ở thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, ra ngoài biển. Ảnh: AP
Sóng thần cuốn trôi nhiều ngôi nhà ở thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, ra ngoài biển. Ảnh: AP
Một con tàu lớn do sóng thần cuốn vào đất liền ở thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi. Ảnh: EPA
Một con tàu lớn do sóng thần cuốn vào đất liền ở thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi. Ảnh: EPA
Hàng loạt xe hơi hư hỏng nặng và đè chồng lên nhau sau khi sóng thần đổ bộ vào làng Tokai, tỉnh Ibaraki. Ảnh: AFP
Hàng loạt xe hơi hư hỏng nặng và đè chồng lên nhau sau khi sóng thần đổ bộ vào làng Tokai, tỉnh Ibaraki. Ảnh: AFP
Người dân tạo tín hiệu S.O.S trên nóc một tòa nhà tại thành phố Kesennuma để kêu gọi sự chú ý của lực lượng cứu hộ. Nhiều người chạy lên các tòa nhà cao tầng để trốn ngọn sóng dữ ập vào đất liền ngày 11/3. Ảnh: Reuters
Người dân tạo tín hiệu S.O.S trên nóc một tòa nhà tại thành phố Kesennuma để kêu gọi sự chú ý của lực lượng cứu hộ. Nhiều người chạy lên các tòa nhà cao tầng để trốn ngọn sóng dữ ập vào đất liền ngày 11/3 định mệnh. Ảnh: Reuters
 Toàn cảnh khu vực hoang tàn ở thành phố Kamiishi, tỉnh Iwate, sau khi sóng thần đánh vào đây. Ngân hàng Thế giới ước tính Nhật Bản tổn thất hơn <abbr class=235 tỷ USD sau thảm họa kép, một trong những tổn thất vì thiên tai nặng nề nhất thế giới. Ảnh: EPA" />
Toàn cảnh khu vực hoang tàn ở thành phố Kamiishi, tỉnh Iwate, sau khi sóng thần đánh vào đây. Ngân hàng Thế giới ước tính Nhật Bản tổn thất hơn 235 tỷ USD sau thảm họa kép, một trong những tổn thất vì thiên tai nặng nề nhất thế giới. Ảnh: EPA
 Một ngôi nhà trôi dạt giữa Thái Bình Dương. Bức ảnh chụp ngày 11/3, hai ngày sau khi Nhật Bản hứng chịu thiên tai kép gồm động đất và sóng thần. Ảnh: Reuters
Một ngôi nhà trôi dạt giữa Thái Bình Dương. Bức ảnh chụp ngày 13/3/2011, hai ngày sau khi Nhật Bản hứng chịu thiên tai kép. Ảnh: Reuters

Lực lượng tự vệ Nhật Bản giải cứu cụ Hiromitsu Shinkawa, 60 tuổi. Hai ngày sau khi sóng thần đánh vào các tỉnh ven biển Nhật Bản, đội cứu hộ phát hiện cụ Shinkawa đang ngồi trên một phần mái nhà và trôi dạt trên bờ biển ngoài khởi tỉnh Fukushima. Ảnh: AFP
Lực lượng Tự vệ Nhật Bản giải cứu cụ Hiromitsu Shinkawa, 60 tuổi. Hai ngày sau khi sóng thần đánh vào các tỉnh ven biển Nhật Bản, đội cứu hộ phát hiện cụ Shinkawa đang ngồi trên một phần mái nhà và trôi dạt trên bờ biển ngoài khởi tỉnh Fukushima. Ảnh: AFP
Một con tàu đánh bắt mực trôi dạt vào sâu bên trong đất liền ở thành phố Hachinohe, tỉnh Aomori. Ảnh: Reuters
Một con tàu đánh bắt mực trôi dạt vào sâu bên trong đất liền ở thành phố Hachinohe, tỉnh Aomori. Ảnh: Reuters
 Một cô gái bật khóc giữa khung cảnh hoang tàn sau trận thiên tai ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi. Ảnh: EPA
Cô gái bật khóc giữa khung cảnh tan hoang sau thiên tai ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi. Ảnh: EPA
Một thành viên Lực lượng tự vệ Nhật Bản bế một em bé 4 tháng tuổi may mắn sống sót sau trận sóng thần ở thành phố Ishimaki, tỉnh Miyagi. Ảnh: Reuters
Thành viên Lực lượng Tự vệ Nhật Bản bế em bé 4 tháng tuổi may mắn sống sót sau trận sóng thần ở thành phố Ishimaki, tỉnh Miyagi. Ảnh: Reuters
Toàn cảnh khu vực như vùng bình địa sau khi sóng thần tàn phá ở thành phố Otsuchi, tỉnh Iwate. Ảnh: EPA
Toàn cảnh khu vực như vùng đất chết sau khi sóng thần tàn phá thành phố Otsuchi, tỉnh Iwate. Ảnh: EPA
Một cô gái trong khu vực cách ly tạm thời ở thành phố Nihonmatsu, tỉnh Fukushima dành cho những người đã tiếp xúc với phóng xạ rò rỉ sau động đất và thiên tai. Ảnh: Reuters
Một cô gái trong khu vực cách ly tạm thời ở thành phố Nihonmatsu, tỉnh Fukushima, dành cho những người đã tiếp xúc với phóng xạ rò rỉ sau động đất và thiên tai. Ảnh: Reuters
Công nhân phun nước làm mát lò phản ứng uranium ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Thảm họa sóng thần khiến các lò phản ứng bị hư hại, gây nên thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất ở Nhật Bản trong thời hiện đại. Ảnh: AFP
Công nhân phun nước làm mát lò phản ứng uranium ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Các trận sóng thần khiến các lò phản ứng bị hư hại, gây nên thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất ở Nhật Bản trong thời hiện đại. Ảnh: AFP

12 trận động đất gieo rắc nỗi kinh hoàng cho loài người

Các chuyên gia có nhiều cách đánh giá mức độ của một vụ động đất: độ lớn, thương vong hay thiệt hại tài sản. Dưới đây là 12 trận động đất kinh hoàng nhất kết hợp cả 3 yếu tố trên.

7 công trình trụ vững qua thảm họa diệt vong

Cổng Brandenburg ở Đức, tháp nước Chicago ở Mỹ, chùa Horyu-Ji ở Nhật là những công trình trụ lại trong những thảm họa kinh hoàng của nhân loại.

Toàn cảnh trận đại sóng thần Ấn Độ Dương kinh hoàng năm 2004

Ngày 26/12/2004, một trận động đất 9,2 độ Richter ở Ấn Độ Dương tạo ra trận sóng thần cao 30 m đánh vào bờ biển của hơn 10 quốc gia, cướp đi sinh mạng của hơn 225.000 người.

Minh Tâm

Bạn có thể quan tâm