Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khoảnh khắc bất lực khi ca nô bị Thần Sấm đánh chìm

"Lúc đó dù gào rát cả họng nhưng gió to, sóng lớn, họ không nghe được. Tôi chỉ biết nhìn ca nô bị sóng đánh chìm dần xuống biển nhưng chính quyền địa phương không hề biết".

Là người đầu tiên chứng kiến chiếc ca nô bị đánh chìm tại cảng Cái Rồng (Vân Đồn, Quảng Ninh), ông Thắng (59 tuổi), vẫn nuối tiếc vì không thể thông báo cho họ cách lái để tránh bị sóng nhấn chìm.

Ngồi trong ngôi nhà cấp 4 cũ, ông Thắng cùng với ông Nguyễn Văn Thành (75 tuổi) kể lại khoảnh khắc bất lực nhìn chiếc ca nô chìm. Theo đó, ông Thắng cho hay, chiếc ca nô được buộc ở đuôi chiếc thuyền chở hàng mang biển số Hải Phòng bắt đầu có dấu hiệu bị sóng đánh khoảng 10h ngày 19/7. Lúc này đang là thời điểm hoàn lưu bão mạnh nhất, gió giật liên hồi, sóng bắt đầu dâng cao. Vì thế, toàn bộ ngư dân, thuyền viên đều đã trú ẩn tránh bão không ai để ý.

Chiếc xuồng cano của thuyền Hải Phòng bị sóng đánh chìm ngày 19/7 tại cảng Cái Rồng (Vân Đồn, Quảng Ninh).
Chiếc xuồng ca nô của thuyền Hải Phòng bị sóng đánh chìm ngày 19/7 tại cảng Cái Rồng (Vân Đồn, Quảng Ninh).

Chiếc ca nô bị sóng đánh đẩy lượng nước vào phía trong khiến phần đuôi nặng dần. “Lúc đó, tôi với ông Thành gào rát cả họng nhưng không ai nghe được dù chỉ cách bờ vài chục mét. Sau khoảng hơn 10 phút sóng đánh, nước tràn vào,  xuồng bắt đầu có dấu hiệu bị nhấn chìm”, ông Thắng kể.

Sau khi chứng kiến chiếc cano bị đánh chìm, chiếc tàu mang biển số Nghệ An được ông Thành hướng dẫn di chuyển hướng mũi tàu may mắn không gặp nạn.
Sau khi chứng kiến chiếc ca nô bị đánh chìm, chiếc tàu mang biển số Nghệ An được ông Thành hướng dẫn di chuyển hướng mũi tàu may mắn không gặp nạn.

Lúc này, một thuyền viên trên chiếc tàu chở hàng phát hiện chạy ra kéo dây thừng nhưng không được liền gọi các thuyền viên khác ra. Nhưng chỉ trong vòng 5 phút, toàn bộ chiếc thuyền đã bị nhấn chìm, mọi người không còn cách nào khác là buộc dây nối chặt vào mũi tàu để chờ lực lượng cứu hộ.

Rút kinh nghiệm với chiếc ca nô, ông Thắng đã cố gắng liên hệ với thuyền viên chiếc tàu mang biển số Nghệ An cách đó hơn 20 m neo đậu một mình để tránh trường hợp tương tự. Ngay lập tức, chiếc thuyền này đã làm theo hướng dẫn đổi hướng mũi tàu theo chiều gió, sóng nên không bị đánh. Theo ông Thắng, nguyên nhân chiếc ca nô bị chìm là do hướng gió thổi từ phía Nam ngược lên khác với hướng Đông thổi vào như thường lệ. Gió Nam đã đẩy sóng đánh từ phía đuôi tàu. Đuôi tàu là nơi lắp máy trên thuyền nên nặng và có tiết diện tiếp xúc lớn nên khi gặp sóng, gió dễ bị đánh lắc lư và nước vào khoang lái.

Trước đó, các thuyền cập cảng tránh bão đều bố trí tàu hướng Đông và hướng Bắc nên khi gặp gió Nam, phần đuôi tàu chắn gió là nguyên nhân khiến tàu chìm. Đây là kinh nghiệm của thuyền viên và ngư dân. Nếu ai đi biển không có những kinh nghiệm này rất nguy hiểm, ông Thắng chia sẻ.

Cuối ngày 19/7, bà Nguyễn Thị Hương, Bí thư thị trấn Cái Rồng cho biết sau khi hoàn lưu bão số 2 đi qua, địa phương đã phối hợp với đơn vị đồn biên phòng rà soát kiểm tra thiệt hại và cứu nạn. Tuy nhiên, khi được hỏi về chiếc xuồng ca nô bị sóng đánh chìm, bà Hương không hề biết có thông tin trên và cho rằng tại địa phương không có trường hợp xuồng bị đắm.

Trước đó, theo ghi nhận thì chiếc tàu khách có xuồng cao tốc ca nô bị đánh chìm mang biển số Hải Phòng bị đắm xuống gầm tàu lớn nên công tác cứu hộ gặp khó khăn. Các thuyền viên phải chờ khi biển yên, gió lặng mới nhờ thuyền cẩu lên để sửa chữa. 

Hoàn Nguyễn

Bạn có thể quan tâm