Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khoái lạc là vị thần bị nguyền rủa

Niềm vui thú thì không chê vào đâu được, nhưng đó là một giá trị dở tệ để ưu tiên trong cuộc đời. Vui thú là hình thức giả tạo của sự mãn nguyện, dễ đạt được nhưng cũng dễ mất đi.

Có rất nhiều giá trị thông thường gây ra những vấn đề thật sự cho mọi người - những vấn đề khó có thể giải quyết. Nên ta hãy điểm qua chúng:

1. Niềm vui thú. Niềm vui thú thì không chê vào đâu được, nhưng đó là một giá trị dở tệ để ưu tiên trong cuộc đời bạn. Bạn cứ hỏi bất kỳ kẻ nghiện ma túy nào mà xem, việc anh ta theo đuổi cái khoái lạc ấy dẫn đến điều gì? Hãy thử hỏi bất kỳ một người ngoại tình nào làm tan vỡ gia đình mình và mất đi quyền chăm sóc con cái xem, liệu niềm vui thú ấy có khiến cho cô ấy thấy hạnh phúc hay không? Hỏi một người đàn ông suýt chết vì chế độ ăn uống vô độ xem, liệu niềm vui thú có giúp anh ta giải quyết các vấn đề của mình chăng?

Vui thú là vị thần bị nguyền rủa. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người tập trung nguồn năng lượng của mình vào những thú vui giả tạo cuối cùng sẽ lo lắng nhiều hơn, bất ổn nhiều hơn về mặt cảm xúc và chán nản hơn. Niềm vui thú là hình thức giả tạo nhất của sự mãn nguyện về cuộc sống, do đó dễ dàng để đạt được và cũng dễ dàng bị đánh mất nhất.

Và, niềm vui thú là thứ được marketing đến chúng ta, 24/7. Là thứ mà chúng ta bị ám ảnh. Đó là thứ mà ta sử dụng để làm bản thân mình sao nhãng và tê liệt. Nhưng mà niềm vui thú, dù thực sự cần thiết trong đời sống (ở một mức độ nhất định) không phải, tự thân nó, là đủ.

Niềm vui thú không phải là cội nguồn của hạnh phúc, thay vì thế, nó là kết quả. Nếu bạn thực hiện đúng những điều khác (các giá trị và thước đo) thì niềm vui thú sẽ đến với bạn như là hệ quả tự nhiên nhất.

2. Thành công về mặt vật chất. Nhiều người đánh giá sự hữu dụng của bản thân dựa vào việc họ kiếm được bao nhiêu tiền, hay họ lái loại ô tô gì, hoặc liệu cỏ trong vườn nhà họ có xanh tươi hơn so với của nhà hàng xóm hay không...

Nghiên cứu cho thấy khi một người đã có thể tự cung cấp cho mình những nhu cầu vật chất cơ bản (thức ăn, chốn ở và những thứ tương tự như vậy), sự tương quan giữa hạnh phúc và thành công nhanh chóng tiến tới con số 0. Cho nên nếu như bạn đang chịu đói và sống trên đường phố ngay giữa lòng đất nước Ấn Độ, việc có thêm 10.000 đôla một năm sẽ tác động rất lớn tới hạnh phúc của bạn.

Nhưng nếu như bạn đang chễm chệ trong thế giới trung lưu của một đất nước phát triển, thì dù có thêm 10.000 đôla đi chăng nữa cũng chẳng ảnh hưởng gì cho lắm - có nghĩa là bạn sống chết làm thêm giờ và hy sinh những ngày nghỉ cuối tuần chẳng vì cái gì hết cả.

Một vấn đề khác nữa đối với việc đánh giá quá cao những thành công về mặt vật chất là sự nguy hiểm khi ưu tiên nó trên những giá trị khác, chẳng hạn như sự chân thành, không bạo lực và lòng trắc ẩn. Khi mọi người đánh giá bản thân họ không phải qua các hành vi của mình, mà dựa vào địa vị xã hội mà họ có thể đạt được, thì họ không chỉ có nông cạn thôi đâu, họ có thể còn là kẻ khốn nạn nữa.

3. Lúc nào cũng đúng. Bộ não của ta là những cỗ máy không hiệu quả. Chúng ta thường đưa ra những giả định nghèo nàn, đánh giá sai các khả năng, nhớ nhầm các sự kiện, tin tưởng vào những định kiến mang tính chủ quan và ra quyết định dựa trên những cảm xúc bột phát. Là con người, chúng ta thường rất hay sai lầm, cho nên nếu như thước đo của bạn về thành công trong cuộc sống là luôn đúng đắn - ô, rằng thì là bạn sẽ khá vất đấy trong việc cố gắng hợp lý hóa tất cả những thứ vớ vẩn quanh mình.

Sự thật là, những người nhìn nhận giá trị bản thân dựa trên việc luôn luôn phải đúng trong ất cứ việc gì, sẽ ngăn trở bản thân họ học hỏi từ những lỗi lầm. Họ thiếu mất cái khả năng có được cách nhìn nhận mới và biết cảm thông với những người khác. Họ khép mình trước những thông tin mới mẻ và quan trọng.

Tốt nhất là cứ giả sử rằng bạn là kẻ dốt nát và không hiểu biết gì nhiều. Điều này sẽ ngăn bạn gắn bó với những thứ mê tín hay những hiểu biết nghèo nàn, thúc đẩy bạn luôn luôn phải học hỏi và tiến bộ.

4. Luôn duy trì sự tích cực. Rồi còn có cả những người đánh giá cuộc đời mình bằng khả năng tỏ ra lạc quan, ô kìa, trước gần như tất cả mọi thứ. Mất việc ư? Tuyệt! Đây là cơ hội để khám phá niềm đam mê của bạn. Chồng bạn ăn vụng với đứa em của bạn à? Cũng tốt, ít nhất thì bạn cũng hiểu ra vị trí của mình ở đâu trong lòng những người xung quanh mình.

Trong khi câu nói “luôn hướng về mặt tích cực của cuộc sống” là hoàn toàn đúng, thì sự thật là, đôi khi đời rất dở và điều mạnh mẽ nhất mà bạn có thể làm là thừa nhận điều đó.

Nhung gia tri vo van anh 1

Ảnh: pngegg.

Chối bỏ những cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến việc phải nếm trải những cảm xúc tiêu cực nghiêm trọng và dai dẳng hơn, có thể còn bị rối loạn cảm xúc nữa. Luôn lạc quan cũng là một dạng lẩn tránh chứ không phải một giải pháp phù hợp cho các vấn đề cuộc sống - những vấn đề mà, nếu như bạn lựa chọn đúng các giá trị và thước đo, sẽ tiếp sức và thúc đẩy bạn tiến về phía trước.

Rất đơn giản, thật đấy: Sự việc chuyển xấu, mọi người làm ta bực mình, tai nạn xảy ra... những điều ấy khiến ta thấy thật tệ hại. Và như thế cũng chẳng sao hết! Những cảm xúc tiêu cực là yếu tố cần thiết cho sức khỏe tinh thần. Chối bỏ sự tiêu cực là duy trì những rắc rối chứ không phải giải quyết chúng.

Mẹo nhỏ xử lý cảm xúc tiêu cực nằm ở chỗ:

1) bộc lộ chúng ở mức được xã hội chấp nhận, theo một thái độ lành mạnh.

2) bộc lộ chúng theo cách đồng điệu với các giá trị của bạn.

Ví dụ đơn giản như, một trong những giá trị của tôi là không dùng bạo lực, thước đo cho giá trị này chính là không động chân động tay. Do đó, khi tôi phát điên với ai, tôi sẽ tỏ ra tức giận, nhưng tôi cũng thể hiện quan điểm rằng tôi sẽ không đấm một quả vào mặt họ. Một ý tưởng cấp tiến, tôi biết chứ! Nhưng tức giận không phải vấn đề. Tức giận là điều rất bình thường. Tức giận là một phần của cuộc sống. Tức giận có lẽ còn khá lành mạnh trong một vài tình huống. (Hãy nhớ rằng, cảm xúc chỉ là sự phản hồi!)

Thấy không? Việc đấm vào mặt người khác mới là vấn đề chứ không phải là cơn tức giận. Tức giận chỉ là thông điệp cho nắm đấm của tôi vào bản mặt bạn. Đừng đổ lỗi cho thông điệp. Hãy đổ lỗi cho nắm đấm của tôi ấy (hoặc là bản mặt bạn thì cũng ok).

Khi ép buộc mình phải lạc quan, chúng ta đang chối bỏ sự tồn tại của các vấn đề trong cuộc sống. Và khi ta chối bỏ các vấn đề, ta đánh cắp của chính mình cơ hội được giải quyết chúng và tiến tới hạnh phúc. Các vấn đề mang tới nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc sống. Do đó, né tránh các vấn đề của chúng ta sẽ dẫn tới sự tồn tại vô nghĩa (dù nó được cho là mang lại cảm giác dễ chịu).

Về lâu về dài, hoàn thành một cuộc thi chạy marathon khiến ta hạnh phúc hơn ăn một cái bánh sôcôla. Nuôi nấng một đứa trẻ khiến ta thấy hạnh phúc hơn phá đảo một trò chơi điện tử. Bắt đầu một hoạt động kinh doanh nhỏ với bạn bè trong khi phải vật lộn để duy trì nó sẽ khiến ta hạnh phúc hơn mua một chiếc máy vi tính mới.

Những hoạt động ấy đều đau đầu, cam go và thường không mấy vui vẻ. Chúng cũng đòi hỏi phải đối diện với hết vấn đề này đến vấn đề khác. Nhưng chúng cũng là một trong những khoảnh khắc có ý nghĩa và là một trong những việc vui vẻ nhất mà ta sẽ thực hiện. Chúng gắn liền với đau đớn, vật lộn, kể cả giận dữ và thất vọng, nhưng khi hoàn thành chúng, một ngày nào đó mắt ta sẽ rơm rớm khi nhớ và kể lại cho con cháu về những việc ấy.

Như Freud từng nói: “Một ngày nào đó, khi hồi tưởng lại quá khứ, những năm tháng cực nhọc sẽ là những năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời bạn".

Đấy là lý do vì sao những giá trị này - khoái lạc, thành công về mặt vật chất, luôn đúng, sống tích cực - là những lý tưởng tồi tệ cho cuộc sống của một người. Những thời khắc tuyệt diệu nhất trong cuộc đời một con người không phải là khoái lạc, không phải là thành công, không phải là nổi tiếng, và cũng không phải là lạc quan.

Vấn đề là ta hãy bám trụ vào những giá trị và thước đo tốt đẹp, khoái lạc và thành công sẽ là kết quả tất yếu. Đó là những tác dụng phụ của các giá trị tốt đẹp. Bản thân những thứ ấy chỉ là liều thuốc trấn an đầy trống rỗng mà thôi.

Cam giac ghen tuong hinh anh

Cảm giác ghen tuông

0

Vì thương yêu mà người này trở thành lính gác của người kia thì cuộc sống ấy khác gì chuyến lưu đày tù tội. Một chút hờn ghen tinh tế có thể làm cho đối phương vui sướng vì họ thấy mình vẫn còn được yêu thương, nhưng chỉ một chút thôi nhé. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Vai tro da dang trong kinh doanh hinh anh

Vai trò đa dạng trong kinh doanh

0

Một diễn viên có thể đóng nhiều vai trên sân khấu, tương tự vậy, một công ty có thể giữa nhiều vai trò trên thương trường, tùy thuộc vào mục tiêu mà đối phương hướng tới.

Mark Manson / Nhà xuất bản Văn học và Huy Hoàng Books

SÁCH HAY