Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kho tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn nhất thế giới

Tuy không đa dạng về chủng loại như Nga nhưng Mỹ là quốc gia sở hữu kho tên lửa đạn đạo liên lục địa khủng nhất thế giới.

Kho tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn nhất thế giới

Tuy không đa dạng về chủng loại như Nga nhưng Mỹ là quốc gia sở hữu kho tên lửa đạn đạo liên lục địa khủng nhất thế giới.

Kho tên lửa các nước:

Bí ẩn kho tên lửa đạn đạo của Trung Quốc 

Khám phá sức mạnh nanh vuốt hạt nhân của 'gấu' Nga

 

Dàn tên lửa khủng trên tàu ngầm hạt nhân Nga

 

Với quan điểm tác chiến lấy tiến công phủ đầu làm chủ đạo, các loại vũ khí của Mỹ nói chung và tên lửa đạn đạo nói riêng không chú trọng vào sự phát triển đa dạng về chủng loại mà tập trung vào chất lượng và số lượng.

Trong khi Nga có khá nhiều loại ICBM với nhiều phương tiện mang phóng khác nhau thì lực lượng tên lửa chiến lược Mỹ chỉ có duy nhất một loại ICBM cùng phương tiện phóng duy nhất là các silo trong lòng đất. Loại ICBM duy nhất hiện nay của  Mỹ là LGM-30 Minuteman.

Tên lửa do tập đoàn Boeing phát triển và được đưa vào sử dụng trong lực lượng tên lửa chiến lược Mỹ từ năm 1962.

ICBM Minuteman đang được đưa vào silo phóng bằng một container đặc biệt. Các silo này được thiết kế với khả năng chịu được vụ nổ hạt nhân trực tiếp.

Chương trình phát triển Minuteman có 2 phát minh được sử dụng lâu đời nhất là động cơ tăng cường nhiên liệu rắn và máy tính điều khiển bay kỹ thuật số.

LGM-30 là một ICBM nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Tên lửa có chiều dài 18,2 mét, đường kính 1,7m ở giai đoạn 1; 1,67m ở giai đoạn 2, trọng lượng phóng 35,3 tấn. LGM-30 có tầm bắn 13.000 km .Tên lửa có thể mang theo 3 đầu đạn hạt nhân tấn công 3 mục tiêu khác nhau.

Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính và máy tính điều khiển trên tên lửa, bán kính lệch mục tiêu CEP của tên lửa chỉ 200 mét. LGM-30 cùng với Topol-M của Nga là những ICBM có độ chính xác cao nhất thế giới hiện nay.

Tên lửa được vận chuyển từ nhà máy đến silo phóng bằng một loại xe chuyên dụng rất đặc biệt. Tên lửa được chứa trong một container chuyên dụng khi đến vị trí đặt silo 2 hệ thống thủy lực hạng nặng sẽ nâng container chứa tên lửa lên vị trí thẳng đứng. Bên trong container tích hợp sẵn các hệ thống cáp treo để đưa tên lửa vào vị trí mà không cần có sự can thiệp của cần cẩu.

Cận cảnh một tên lửa Minuteman-III nhìn từ trên miệng silo phóng. Đây vẫn là loại ICBM đỉnh cao của thế giới.

Chương trình LGM-30 được phát triển với 3 biến thể khác nhau. Biến thể LGM-30A Minuteman-I được phóng thử lần đầu tiên vào năm 1961, chấp nhận vào trang bị từ năm 1962. Biến thể Minuteman-II được phát triển vào năm 1962. Đây là biến thể cải tiến của Minuteman-I.

Biến thể LGM-30F Minuteman-II phát triển cùng với sự ra đời của đầu đạn nhiệt hạch W56. Tên lửa được trang bị động cơ tăng cường nhiên liệu rắn giai đoạn 1 cải tiến với độ tin cậy cao hơn, động cơ giai đoạn 2 được trang bị các vòi phun có khả năng kiểm soát vector lực đẩy.

Hệ thống dẫn hướng cải tiến sử dụng công nghệ bán dẫn và các vi mạch tích hợp giúp giảm kích thước và khối lượng của hệ thống điều khiển. Minuteman-II là ICBM đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống dẫn hướng con quay laser hồi chuyển giúp tên lửa có độ chính xác rất cao. Hệ thống mồi bẫy tinh vi cùng đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 1,2 MT để tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu.

Tên lửa Minuteman-III được phóng từ silo trong một cuộc thử nghiệm năm 1994.

Biến thể LGM-30G Minuteman-III được phát triển vào năm 1966 với một số cải tiến so với Minuteman-II. Tên lửa được chấp nhận sử dụng từ năm 1970 và đến nay Minuteman-III là loại ICBM duy nhất đang hoạt động tại Mỹ.

Điểm khác biệt lớn nhất của Minuteman-III so với trước là tên lửa có thể trang bị 3 đầu đạn hạt nhân tấn công mục tiêu khác nhau theo công nghệ MIRV. Tên lửa sử dụng đầu đạn hạt nhân W62 với đương lượng nổ 170 kt/đầu đạn. Mimuteman-III là loại ICBM đầu tiên của Mỹ có khả năng nhắm mục tiêu độc lập.

Tên lửa được trang bị hệ thống dẫn hướng mới tinh vi hơn song vẫn giữ lại hệ thống dẫn hướng con quay laser hồi chuyển. Quá trình sản xuất tên lửa kéo dài đến năm 1978 thì dừng hẳn, từ đó đến nay không có thêm tên lửa mới nào được sản xuất.

Tuy đã ngưng sản xuất 35 năm qua nhưng Mimuteman-III  vẫn liên tục được cập nhật các công nghệ mới và là ICBM có công nghệ dẫn hướng tối tân nhất thế giới. Hiện nay chưa một loại tên lửa mới nào được sản xuất sau này vượt qua được Minuteman-III về độ tinh vi trong công nghệ dẫn hướng.

Một ICBM Minutenman khác được phóng đi từ một silo bố trí gần bờ biển. Đã 35 năm trôi qua đây vẫn là loại ICBM chủ lực cho năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ.

Theo báo cáo trong khuôn khổ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START-II giữa Nga - Mỹ, hiện tại lực lượng tên lửa chiến lược Mỹ có 530 tên lửa Minuteman-III được bố trí trong các silo bên trong lòng đất tại các căn cứ  F.E. Warren AFB, bang Wyoming, căn cứ  Malmstrom AFB, bang Montana và Minot AFB, bang North Dakota.

Không quân Mỹ đã có kế hoạch nâng cấp các tên lửa Minuteman-III để kéo dài thời gian sử dụng đến năm 2030. Đến nay Mỹ vẫn chưa công bố ý định có phát triển thêm loại ICBM mới nào hay không. Mặt khác, xét các đối thủ tiềm tàng của Mỹ cũng như xu hướng xung đột vũ trang trong thời gian tới thì khả năng Mỹ phải dùng tới đòn tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân là rất thấp. Có lẽ vì lý do đó nên Mỹ vẫn chưa có động tĩnh nào về một chương trình phát triển ICBM mới.

quốc việt

Theo Infonet

quốc việt

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm