Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kho dao súng thời chiến của thầy giáo độ xe máy bằng vỏ đạn

Hơn 10 năm qua, anh Phạm Văn Điệp (SN 1985) ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam say mê tìm kiếm và sưu tập gần 1000 kỷ vật thời chiến khắp nơi về trang trí tại nhà.

Dù đã bén đã bén duyên với nghề giáo nhưng anh Phạm Văn Điệp (SN 1985), trú  tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam lại có niềm đam mê đặc biệt với những kỷ vật thời kháng chiến. Để có những món kỷ vật quý giá này, anh Điệp đã phải dày công sưu tập từ những người lính đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trong suốt hơn 10 năm qua.
Dù đã bén duyên với nghề giáo nhưng anh Phạm Văn Điệp (SN 1985), trú tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam lại có niềm đam mê đặc biệt với những kỷ vật thời kháng chiến. Để có những món kỷ vật quý giá này, anh Điệp đã phải dày công sưu tập từ những người lính đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trong suốt hơn 10 năm qua.
Phần lớn bộ sưu tập của thầy giáo dạy môn thể dục tiểu học này là các vật dụng thiết yếu của các cựu binh thời kháng chiến. Đó là bi-đông, mũ cối, ba lô, quần áo, súng đạn, lưỡi lê, tem, phiếu thời bao cấp... Tất cả những kỷ vật này đều tự tay thầy giáo 8x mang về. Có những kỷ vật giản dị có thể xin được nhưng cũng có rất nhiều kỷ vật có giá trị phải bỏ ra nhiều tiền lương mới có để đưa được về trang trí tại ngôi nhà riêng.
Phần lớn bộ sưu tập của thầy giáo dạy môn thể dục tiểu học này là các vật dụng thiết yếu của các cựu binh thời kháng chiến. Đó là bi-đông, mũ cối, ba lô, quần áo, súng đạn, lưỡi lê, tem, phiếu thời bao cấp, máy đánh chữ, xe đạp... Tất cả những kỷ vật này đều tự tay thầy giáo 8X mang về. Có những kỷ vật giản dị có thể xin được nhưng cũng có rất nhiều kỷ vật có giá trị phải bỏ ra nhiều tháng lương mới có để đưa được về trang trí tại ngôi nhà riêng.
NTrong căn phòng riêng chừng 20m2 của mình, toàn bộ không gian đều được thầy giáo trẻ tận dụng trang trí các kỷ vật. Những kỷ vật vừa và nhỏ được lau chùi và cất gọn trong tủ kính, còn những kỷ lớn hơn được đặt ở bên ngoài hoặc treo trên tường.
Trong căn phòng riêng chừng 20 m2 của mình, toàn bộ không gian đều được thầy giáo trẻ tận dụng trang trí các kỷ vật. Những kỷ vật vừa và nhỏ được lau chùi và cất gọn trong tủ kính, còn những kỷ lớn hơn được đặt ở bên ngoài hoặc treo trên tường.
Anh Điệp chia sẻ, “từ khi còn học cấp 2 tôi hay được ngồi nghe các bác cựu chiến binh ở địa phương kể chuyện ăn nằm ở rừng đánh giặc chỉ với những đồ vật đơn sơ, giản dị như vậy nên bắt đầu cảm thấy cuốn hút. Trong đó, mỗi một cái bi-đông đựng nước của người lính Trường Sơn, một chiếc cặp lồng đựng cơm của nữ thanh niên xung phong hay một chiếc la bàn, bộ quần áo rách đều chứa đựng một câu chuyện về thời chiến. Có khi, cầm đồ vật trên tay nghe các bác cựu binh kể chuyện mà tôi ngỡ như mình đang chứng kiến sự việc. Chuyện vui có, chuyện buồn rất nhiều vì thế mà kỷ vật có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần cũng như giá trị về lịch sử dân tộc”.
Anh Điệp chia sẻ: “Từ khi còn học cấp 2 tôi hay được ngồi nghe các bác cựu chiến binh ở địa phương kể chuyện ăn nằm ở rừng đánh giặc chỉ với những đồ vật đơn sơ, giản dị như vậy nên bắt đầu cảm thấy cuốn hút. Trong đó, mỗi một cái bi-đông đựng nước của người lính Trường Sơn, một chiếc cặp lồng đựng cơm của nữ thanh niên xung phong hay một chiếc la bàn, bộ quần áo rách đều chứa đựng một câu chuyện về thời chiến. Có khi, cầm đồ vật trên tay nghe các bác cựu binh kể chuyện mà tôi ngỡ như mình đang chứng kiến sự việc. Chuyện vui có, chuyện buồn rất nhiều, vì thế mà kỷ vật có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần cũng như giá trị về lịch sử dân tộc”.
Tất cả gần 1000 kỷ vật đều được thầy giáo trẻ này ghi lại trong sổ chi tiết từ việc nhận của ai, thời gian, kỷ niệm... Theo giải thích của anh Điệp, làm như vậy để mỗi khi ai hỏi thì sẽ nhớ, đồng thời việc ghi chép cẩn thận để không sót hoặc nhầm lẫn.  Thời gian đầu khi thấy anh Điệp đi tìm mua những món đồ kỷ vật kháng chiến, đã có không ít người cho rằng anh gàn dở suốt ngày đi tìm những thứ không có giá trị chỉ tội chật nhà. Thậm chí có người còn cười chê vì thấy anh lúc nào cũng dành hết tiền lương đổ vào những món đồ cũ kỹ, hoen gỉ đó. Tuy nhiên, anh Điệp lạc quan không trách ai vì không phải ai cũng hiểu hết về giá trị của những món đồ này.
Tất cả gần 1.000 kỷ vật đều được thầy giáo trẻ này ghi lại trong sổ chi tiết từ việc nhận của ai, thời gian, kỷ niệm... Theo giải thích của anh Điệp, làm như vậy để mỗi khi ai hỏi thì sẽ nhớ, đồng thời việc ghi chép cẩn thận để không sót hoặc nhầm lẫn.
Thời gian đầu khi thấy anh Điệp đi tìm mua những món đồ kỷ vật kháng chiến, đã có không ít người cho rằng anh gàn dở suốt ngày đi tìm những thứ không có giá trị chỉ tội chật nhà. Thậm chí có người còn cười chê vì thấy anh lúc nào cũng dành hết tiền lương đổ vào những món đồ cũ kỹ, hoen gỉ đó. Tuy nhiên, anh Điệp lạc quan không trách ai vì không phải ai cũng hiểu hết về giá trị của những món đồ này.
Thời gian đầu khi thấy anh Điệp đi tìm mua những món đồ kỷ vật kháng chiến, đã có không ít người cho rằng anh gàn dở, suốt ngày đi tìm những thứ không có giá trị mang về cho chật nhà. Thậm chí có người còn cười chê vì thấy anh lúc nào cũng dành hết tiền lương đổ vào những món đồ cũ kỹ, hoen gỉ đó. Tuy nhiên, anh Điệp lạc quan  vì không phải ai cũng hiểu hết về giá trị của những món đồ này.
Dạo qua một lượt phòng trang trí của mình, anh Điệp dừng lại trước một chiếc mũ màu trắng đặt trong tủ kính cho biết: “Đây là chiếc mũ bảo hiểm của phi công lái chiếc máy bay tiêm kích MIG-21 được Nga hỗ trợ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đây là máy bay duy nhất có thể tiêu diệt B52 của Mỹ. Chiếc mũ này của một phi công đã bắn rơi chiếc B52 đầu tiên ở Quảng Bình. Chiếc mũ này do một người dân ở đó cất giữ, tôi phải tiết kiệm 3 tháng lương mới có thể mua về”.
Dạo qua một lượt phòng trang trí của mình, anh Điệp dừng lại trước một chiếc mũ màu trắng đặt trong tủ kính cho biết: “Đây là chiếc mũ bảo hiểm của phi công lái chiếc máy bay tiêm kích MIG-21 được Nga hỗ trợ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đây là máy bay duy nhất có thể tiêu diệt B52 của Mỹ. Chiếc mũ này của một phi công đã bắn rơi chiếc B52 đầu tiên ở Quảng Bình. Chiếc mũ do một người dân ở đó cất giữ, tôi phải tiết kiệm 3 tháng lương mới có thể mua về”.
Trong nhà có nhiều hiện vật mềm như tem, phiếu thời bao cấp, giấy tờ của các cựu binh... được chăm sóc kỹ hơn đề phòng ẩm mốc, mối mọt. Trong ảnh là giấy ghi công diệt dốt năm 1958 ở Hà Nam.
"Còn những vật cứng tôi kết hợp lau chùi, tra dầu chống gỉ. Vật đó dù của chỉ huy hay người lính bình thường đều đáng trân trọng vì họ đều đã hy sinh xương máu để giành độc lập tự do cho đất nước. Vì thế mỗi khi đi làm về tôi đều ngắm chúng, rảnh rảnh tôi lại lôi vỏ súng, vỏ đạn, lưỡi lê ra lau chùi. 

Có rất nhiều kỷ vật được anh Điệp sưu tập về từ nhiều địa phương rất xa. Xa nhất là chiếc quạt Marelli của Ý được mua lại của một vị quan thời kháng chiến ở Sài Gòn. Dọc các tỉnh miền trung Bình-Trị-Thiên, anh Điệp cũng từng sưu tập nhiều vỏ đạn cối, súng. Trong ảnh, chiếc tẩu Pôn-Pốt, chiến lợi phẩm của một cựu binh miền trong lấy được. Chiếc tẩu được làm bằng vật liệu sừng có khắc tên và hình đầu người.

Ngoài những kỷ vật thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong không gian trưng bày tại nhà thầy giáo Điệp còn có nhiều hiện vật từ thời phong kiến có niên đại hàng trăm năm trước. Đó là những lư hương, đỉnh đồng hay bộ hình hạc. Trong ảnh là một cây kiếm được trang trí hoa văn tinh xảo đầy đủ tứ linh Long - Ly - Quy - Phụng được treo trong tủ kính.
Hay những hiện vật là chiến lợi phẩm từ thời chống Tàu năm 1979. Đó là bi-đông, bát sắt ăn cơm, ba lô, dao găm, đèn măng-xông của các cựu binh sau cuộc chiến mang về giữ làm kỷ niệm.
Chiếc quạt Marelli Ý được mua từ Sài Gòn trong một chuyến du lịch.

"Sắp tới, tôi sẽ sưu tập thêm hiện vật thời chiến và tiến hành đăng ký với Sở văn hóa tỉnh Hà Nam mở bảo tàng tư nhân hoặc một quán cà phê lính để giới thiệu cho mọi người có chung niềm đam mê giao lưu, chia sẻ kỷ vật. Quan trọng hơn, thông qua những hiện vật thời chiến tôi muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ phải biết quý trọng và biết ơn thế hệ ông cha đã hy sinh một phần xương máu để bảo vệ đất nước" – anh Điệp tâm sự.

Hoàn Nguyễn

Bạn có thể quan tâm