Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi vốn ngân hàng chảy vào sân sau

Việc các ông chủ ngân hàng cấp tín dụng cho các công ty sân sau lâu nay gây nhiều lo ngại. Thực tế, mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với công ty sân sau không đến nỗi đáng sợ.

Nhìn từ BacABank và LienVietPostBank

Trong báo cáo vừa gửi các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình khẳng định: “Sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng vốn điều lệ của hệ thống”.

Thực tế, mối quan hệ giữa ông chủ nhà băng với các công ty sân sau vô cùng phức tạp, khó có thể thống kê hết và cũng hết sức nhạy cảm. Những trường hợp ông chủ lợi dụng ngân hàng để phục vụ công ty sân sau diễn ra thời gian qua (như trường hợp bầu Kiên, Hà Văn Thắm…) càng gây ra cái nhìn xấu về mối quan hệ sở hữu chéo ngân hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải trường hợp sở hữu chéo nào cũng đáng lo.

Cách đây 5 năm, khi Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) tư vấn và đầu tư vào Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH (TH True Milk), vốn là doanh nghiệp “sân sau” của một số cổ đông ngân hàng, lãnh đạo ngân hàng này đã chịu không ít điều tiếng. Quả thực, ở thời điểm nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng, TH True Milk lại là doanh nghiệp sữa “mới toanh” trên thị trường, nếu không có sự hậu thuẫn của BacABank, chắc chắn, thị trường khó có thêm một doanh nghiệp sữa tên tuổi ngày hôm nay, với doanh thu năm nay khoảng 6.000 tỷ đồng

Một trường hợp “sở hữu chéo” khá thú vị khác nữa là LienVietPostBank và Tập đoàn Him Lam (cổ đông lớn nhất và là cổ đông sáng lập của LienVietPostBank) bắt tay nhau thực hiện đề án phát triển cây mắc ca. Trong mối quan hệ đó, nếu không có hậu thuẫn về vốn của ngân hàng, việc biến Tây Nguyên thành “thủ phủ mắc ca của Đông Nam Á” của Him Lam sẽ chỉ là giấc mơ. 

Còn với LienVietPostBank, việc tham gia tài trợ vốn cho dự án mắc ca hứa hẹn sẽ mang về “siêu lợi nhuận” và giảm tối đa rủi ro do có doanh nghiệp đứng ra cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm.

Khi vốn ngân hàng chảy vào sân sau.

Khi vốn ngân hàng chảy vào sân sau.

Theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, việc ngân hàng cho vay sân sau không phải hoàn toàn xấu, bởi các công ty sân sau, nếu vay vốn ngân hàng thì cũng đã đóng góp vào tăng doanh thu cho ngân hàng. Còn về những ảnh hưởng tiêu cực của việc cho vay sân sau, theo ông Hưởng, là rất khó, bởi quy định về hạn mức và điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng với công ty “sân sau” đã được ghi rất rõ tại Luật Các tổ chức tín dụng.

Không sợ rủi ro, chỉ sợ thiếu minh bạch

Hiện nay, không có quy định nào cấm ông chủ ngân hàng được thành lập doanh nghiệp, hoặc cấm ông chủ doanh nghiệp được góp vốn mua cổ phần ngân hàng. Tuy nhiên, việc cấp vốn cho các doanh nghiệp sân sau đã được NHNN quy định rất chặt chẽ.

Thống đốc NHNN cho biết, NHNN đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo. Theo đó, yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập, cập nhật và công khai danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, thành viên góp vốn, thành viên HĐQT, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, người điều hành và các chức danh quản lý, người có liên quan của những người này. Đồng thời, NHNN cũng đưa ra điều kiện và giới hạn cấp tín dụng đối với các khách hàng có liên quan đến ngân hàng…

Thực tế, không phải ông chủ doanh nghiệp nào cũng tham gia mua ngân hàng chỉ để “nhăm nhe” vay vốn. Khi mua lại TPBank, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank, kiêm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Doji khẳng định, Doji có thể góp hàng ngàn tỷ đồng đầu tư vào TPBank, nhưng không kỳ vọng vay 100 triệu đồng từ ngân hàng này.

“Nhiều người nghĩ, cổ đông đầu tư vào ngân hàng là nhằm vay tiền dễ dàng hơn. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ Luật Các tổ chức tín dụng sẽ thấy, khi các cổ đông tham gia HĐQT, các cổ đông này không được vay tiền, thậm chí không được bảo lãnh, không được hỗ trợ tín dụng cho các công ty con. Vì vậy, chúng tôi không kỳ vọng TPBank là cổng tài chính của Doji. Chúng ta đã thấy bức tranh u ám của đầu tư chéo hiện nay và chúng tôi tuân thủ nguyên tắc: tránh hiệu ứng rủi ro kép”, ông Phú nói. 

Nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng, bản chất sở hữu chéo không phải là xấu, mà còn giúp vốn luân chuyển và sử dụng tốt hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sở hữu chéo phải minh bạch, việc cấp tín dụng ngân hàng cho công ty sân sau phải dựa vào các dự án khả thi và phải tuân thủ đúng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

Lãng quên cuộc chơi tín dụng cá nhân?

Trong khi tín dụng cho doanh nghiệp ưu tiên cơ cấu, giãn, hoãn nợ; giảm lãi suất; tháo rào cản thủ tục, tín dụng cá nhân đang bị làm khó bởi thủ tục ngặt nghèo và lãi suất cao.

http://baodautu.vn/khi-von-ngan-hang-chay-vao-san-sau-d27621.html

Theo Thùy Liên/Đầu Tư

Bạn có thể quan tâm