Theo bà Tiến, việc trung úy Đinh Văn Dương sống sót sau vụ máy bay rơi không chỉ là niềm vui của gia đình người bệnh mà của toàn ngành y tế, quốc phòng toàn dân. Ca bệnh này thành công đã chứng tỏ sự phối kết hợp tốt trong lĩnh vực hồi sức, chống độc, chống nhiễm khuẩn, điều trị bỏng.
Trong bốn tháng qua, các chuyên gia đầu ngành của Viện Bỏng Quốc gia, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương đã phối hợp để cứu sống, giành giật sự sống cho người bệnh.
“Tôi trân trọng, đánh giá rất cao tinh thần, trách nhiệm, tình yêu thương của đội ngũ y bác sỹ đã nỗ lực cứu sống bệnh nhân. Thành công này là sự nỗ lực của toàn ngành, là sự phối hợp quân dân y trong suốt 4 tháng qua,” bà Tiến chia sẻ.
Tiến sỹ Nguyễn Hải An - Trưởng khoa hồi sức cấp cứu cho hay, ở thời điểm nhập viện, chiến sỹ Dương bị bỏng lửa tới 60%, bỏng hô hấp, đa chấn thương…
Đặc biệt, trong quá trình điều trị đã không biết bao lần tưởng như anh đã đầu hàng số phận bởi suy đa phủ tạng, suy hô hấp, nôn ra máu. Nhưng cuối cùng, điều kỳ diệu đã đến, anh thoát qua cửa tử một cách ngoạn mục.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Gia Tiến - Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia, trường hợp chiến sỹ Dương bình phục sau gần 4 tháng điều trị bỏng sâu, rộng, bỏng hô hấp, đa chấn thương, hội chứng sóng nổ là một kỳ tích.
“Bệnh nhân đã vượt qua cửa tử kỳ diệu sau những thương tổn quá nặng nề, hôn mê gần 100 ngày. Có những lúc bệnh nhân tưởng như phải đầu hàng số phận bởi nôn ra máu ồ ạt, suy 4-5 phủ tạng… nhưng cuối cùng điều kỳ diệu cũng đã đến,” thiếu tướng Tiến cho hay.
Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia đánh giá, đây là thành công chung của tập thể toàn ngành y tế, của sự phối hợp quân-dân y. Thời gian tới, bệnh viện sẽ tiếp tục tập trung điều trị, phục hồi chức năng để sớm nhất chiến sĩ Dương có thể hòa nhập cộng đồng.
Như Vietnam+ đã đưa tin, vào lúc 7 giờ 46 phút ngày 7/7, máy bay trực thăng Mi171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện đã bị mất liên lạc và rơi tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3km.
Trên máy bay có tổng số 21 sĩ quan, chiến sĩ. Sau tai nạn, có 5 người trong số này được đưa vào cấp cứu, điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia. Trong 5 chiến sĩ được chuyển đến Viện Bỏng Quốc gia đã có 4 người không qua khỏi.
4 tháng giành sự sống của chiến sĩ vụ rơi trực thăng
Suốt 4 tháng, gia đình, đồng đội có những lúc tưởng chừng buông xuôi, thậm chí chuẩn bị cho tình huống xấu nhất khi hai người đồng đội của trung úy Dương lần lượt ra đi.
Phi công lái Mi - 171: Xứng đáng anh hùng
25 7
Những người dân ở Thạch Thất hôm ấy nói: “Hãy tự hào vì anh ấy. Không có anh ấy thì nhiều người nữa đã chết”.
Chiến sĩ duy nhất sống sót sau vụ rơi Mi171 đã hồi phục
3
Viện Bỏng Quốc gia cho biết, sức khỏe trung úy Đinh Văn Dương đã tỉnh táo và nói chuyện được.