Hôm nay Ủy ban giải Nobel Na Uy tuyên bố họ trao giải Nobel Hòa bình 2014 cho Malala Yousafzai, một thiếu niên 17 tuổi mang quốc tịch Pakistan, và Kailash Satyarthi, một nhà hoạt động vì quyền trẻ em tại Ấn Độ.
Malala từng tham gia tích cực vào phong trào vận động các bé gái tới trường tại Pakistan. Phong trào Hồi giáo cực đoan Taliban từng dọa rằng chúng sẽ giết Malala nếu cô còn tiếp tục đấu tranh cho quyền tới trường của các bé gái. Sau đó, chúng đã cử người bắn vào đầu cô gần một năm trước, khi cô đang ngồi trên xe buýt gần ngôi làng mà cô ở tại tỉnh Swat ở phía tây bắc Pakistan.
Malala Yousafzai, một trong những ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Hòa bình 2013. Ảnh: ABC News. |
Song vụ ám sát đó không thể cướp mạng sống của Malala. Giới chức Pakistan đã đưa cô sang Anh để bác sĩ ở đây phẫu thuật não. Sau khi sức khỏe phục hồi, cô đã đi khắp thế giới để vận động cho quyền tới trường của trẻ em gái. Hôm nay Malala đã nói về hy vọng nhận giải Nobel Hòa bình 2013 trong lúc nói chuyện với khán giả tại một trung tâm văn hóa ở thành phố New York, Mỹ.
"Nếu tôi giành Nobel Hòa bình, đó sẽ là một vinh dự lớn hơn so với những nỗ lực mà tôi từng thực hiện, nhưng cũng sẽ mang tới trách nhiệm lớn lao. Nhưng mục tiêu lớn nhất và tôi muốn vươn tới và sẽ đấu tranh là mọi bé gái đều tới trường. Đó là phần thưởng lớn nhất đối với tôi", Malala nhấn mạnh.
Trong cuộc nói chuyện, Malala nói với khán giả rằng cô ngưỡng mộ bà Benazir Bhutto, người phụ nữ đầu tiên trở thành thủ tướng Pakistan và qua đời trong một vụ ám sát vào năm 2007. Cô kể rằng cô từng muốn trở thành bác sĩ, nhưng giờ đây cô muốn tham gia chính trị và đặt mục tiêu trở thành thủ tướng.
"Bằng cách trở thành bác sĩ, tôi chỉ có thể giúp cộng đồng xung quanh tôi. Nhưng nếu trở thành chính trị gia, tôi có thể giúp cả đất nước, tôi có thể trở thành bác sĩ của cả đất nước", cô lập luận.
Ziauddin Yousafzai, cha của thiếu nữ, ngồi cạnh con trong buổi nói chuyện. Ông nói rằng vụ ám sát là cơn ác mộng khủng khiếp nhất trong cuộc đời ông, song ông không hề hối hận vì đã cổ vũ con trở thành người mạnh mẽ.
"Hoàn cảnh khác thường tạo nên những tính cách phi thường", ông nói.
Hôm qua Nghị viện châu Âu đã thông báo Malala nhận giải thưởng Tự do Tư tưởng Sakharov, hay giải thưởng Nhân quyền của Liên minh châu Âu. Cô vượt qua Edward Snowden, cựu nhân viên của Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ, để giành giải. Ngay sau đó, cuốn sách của Malala - mang tựa đề "I am Malala" (Tôi là Malala) - trở thành sách bán chạy nhất trên trang Amazon.com hôm 10/10.
Từ sau vụ ám sát, Malala chưa trở về Pakistan và giờ đây cô nói cô rất nhớ quê hương. Khi còn sống trong làng ở quê, cô thường nghe nhạc phương Tây, nhưng giờ đây cô chỉ nghe nhạc Pakistan. "Khi tôi trở về nước, tôi sẽ nói với Taliban rằng họ nên tôn trọng hòa bình và họ nên thực hiện cuộc thánh chiến bằng ngôn từ", cô nói.