Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khánh thành tượng đài tưởng nhớ 64 chiến sĩ Gạc Ma

Sáng 15/7, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khánh thành giai đoạn 1 Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Gạc Ma 14/3/1988, cuộc thảm sát hèn hạ Ngày 14/3 cách đây 29 năm, quân Trung Quốc thảm sát 64 người lính Hải quân Việt Nam tại đá Gạc Ma trong cuộc đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Khanh thanh tuong dai Gac Ma anh 1
Sáng 15/7, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khánh thành giai đoạn 1 Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (thôn Thủy Triều, xã Cam Hải, huyện Cam Lâm). 

Đây là công trình đặc biệt có ý nghĩa, là biểu tượng để tri ân chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chống quân xâm lược, bảo vệ Gạc Ma.


Khanh thanh tuong dai Gac Ma anh 2
Buổi lễ được tổ chức với sự tham gia của các cựu binh từng chiến đấu trên tàu HQ604, con tàu cùng 64 chiến sĩ mãi mãi nằm lại ở Gạc Ma. Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước đóng góp kinh phí khoảng 150 tỷ đồng để xây dựng. Công trình khởi công giai đoạn 1 vào 13/3/2015 trên diện tích 2,5 ha với cụm tượng đài "Những người nằm lại phía chân trời"; khu trưng bày các hiện vật về biển đảo, kỷ vật của 64 chiến sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma, quảng trường Hòa Bình, khuôn viên cây cảnh, đường dành cho người khuyết tật, người đi bộ…
Khanh thanh tuong dai Gac Ma anh 3

Nổi bật nhất của công trình này là cụm tượng “vòng tròn bất tử” cao 15,15 m, trong đó phần bệ đài cao 1,4 m, thân tượng cao 13,75 m, gồm 9 hình tượng ở giữa, thể hiện tinh thần hiên ngang bất khuất của những chiến sĩ hải quân quên mình vì biển đảo tổ quốc.

Khanh thanh tuong dai Gac Ma anh 4

Tại buổi lễ, nhiều thân nhân của các chiến sĩ đã trao kỷ vật để trưng bày tại bảo tàng ngầm trong khu tưởng niệm. Theo ông Nguyễn Hòa, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa, thành viên Ban quản lý Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, khu tưởng niệm được xây dựng với mong muốn là một “địa chỉ đỏ” ghi nhớ những đóng góp của các liệt sĩ trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo, nâng cao trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng sẽ là nơi những người đang sống tưởng nhớ, tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Khanh thanh tuong dai Gac Ma anh 5

Ngoài khu tượng đài chính, khu tưởng niệm còn có bảo tàng ngầm là nơi bảo quản, lưu giữ những hiện vật liên quan đến cuộc đời và gia đình các liệt sĩ Gạc Ma. Quảng trường Hòa Bình hướng về phía Biển Đông cùng với khu mộ gió của 64 liệt sĩ Gạc Ma với đầy đủ họ, tên, địa chỉ…

Khanh thanh tuong dai Gac Ma anh 6

Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, ngoài ý nghĩa tâm linh, khu tưởng niệm cũng là điểm đến cho tất cả du khách trong và ngoài nước muốn tìm hiểu, tri ân những chiến sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc.

Khanh thanh tuong dai Gac Ma anh 7

Ngày 14/3/1988, quân xâm lược Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lực lượng hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ và chịu nhiều tổn thất, hy sinh. Trong cuộc thảm sát ở Gạc Ma do Trung Quốc gây ra, Việt Nam thiệt hại 3 tàu vận tải, 64 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương...


Khanh thanh tuong dai Gac Ma anh 8
Phối cảnh khi dự án khu tưởng niệm hoàn thành.
Khanh thanh tuong dai Gac Ma anh 9
Địa điểm Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Ảnh: Google Maps.

'Vòng tròn bất tử' Gạc Ma - trang sử bi tráng của dân tộc

Ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Hải quân Việt Nam hiên ngang đứng thành vòng tròn bảo vệ Quốc kỳ trên đá Gạc Ma trước quân xâm lược, "Vòng tròn bất tử" ấy được tái hiện ở Khánh Hòa.














An Bình

Bạn có thể quan tâm