Ngày 29/6, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) Trung tâm cảng biển - đô thị Đầm Môn và Khu đô thị du lịch Cổ Mã - Tu Bông của Khu kinh tế (KKT) Vân Phong.
Cụ thể, Trung tâm cảng biển - đô thị Đầm Môn (phân khu 3) thuộc 19 phân khu trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, có tổng diện tích khoảng 8.276 ha, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh. Phân khu 3 được quy hoạch là khu đô thị, dịch vụ, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, cảng biển quốc tế. Dự báo, phân khu có khoảng 29.000 người, trong đó khoảng 17.000 dân thường trú và khoảng 12.000 dân quy đổi.
Khu vực cảng biển, khu đô thị ở KKT Vân Phong sẽ có quy mô hơn 140.000 dân. |
Khu đô thị du lịch Cổ Mã - Tu Bông (phân khu 8) có tổng diện tích khoảng 6.631 ha thuộc các xã: Vạn Thọ, Vạn Bình, Vạn Phước, Vạn Thắng, Vạn Khánh, Vạn Long, huyện Vạn Ninh. Đây được quy hoạch là khu đô thị, dịch vụ, tài chính, văn phòng. Dự báo, phân khu 8 có khoảng 122.000 người, trong đó khoảng 107.200 dân số thường trú và khoảng 14.800 dân số quy đổi.
Nếu đồ án quy hoạch này được phê duyệt thì quy mô dân số tổng của 2 phân khu nói trên hơn 140.000 người. Dự kiến, UBND tỉnh Khánh Hòa trình HĐND tỉnh thông qua nghị quyết vào tháng 10 và phê duyệt đồ án quy hoạch vào tháng 11 đối với 2 phân khu nói trên.
Vào cuối tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, KKT Vân Phong có diện tích khoảng 150.000 ha, với phần mặt nước khoảng 80.000 ha, phần đất liền và đảo hơn 70.000 ha. KKT Vân Phong cũng được định hướng để trở thành khu vực phát triển đô thị thông minh bền vững với hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ, hiện đại; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng của quốc gia.
Sách hay về đô thị
Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.
Hà Nội một thuở phố và người ghi dấu những nét văn hóa riêng, đặc trưng của Hà Nội và người Hà Nội qua từng thời kỳ dưới góc nhìn của một con người Hà Nội, đã gắn bó với mảnh đất thủ đô. Tác phẩm như tiếp lửa cho những con người yêu Hà Nội thêm hiểu và gắn bó với mảnh đất này.