Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí tri thức trực tuyến

Khán đài loạn, hội CĐV ở đâu?

Xô xát giữa một số CĐV Hải Phòng và lực lượng CSCĐ trên sân Hàng Đẫy chỉ là một trong rất nhiều vết đen trên khán đài V-League mùa giải năm nay.

Khán đài loạn, hội CĐV ở đâu?

Xô xát giữa một số CĐV Hải Phòng và lực lượng CSCĐ trên sân Hàng Đẫy chỉ là một trong rất nhiều vết đen trên khán đài V-League mùa giải năm nay.

Khán đài loạn, hội CĐV ở đâu?

Một nhóm CĐV Thể Công tự nhận mình là "Ultras"

Đây không phải lần đầu tiên những vụ loạn liên quan đến CĐV đất cảng, người ta đã cảnh báo nhưng chưa thấy một biện pháp nào hạn chế được hành vi cổ vũ thiếu văn hóa, cũng như bạo loạn xảy ra.

Không riêng gì CĐV Hải Phòng mà trên khắp sân cỏ V-League thời gian gần đây, nhiều CĐV đã buông lời “thóa mạ” cầu thủ và BHL hoặc ném vật thể lạ xuống sân. Trên sân Hàng Đẫy là những màn la ó BHL mỗi khi đội bóng thi đấu kém, hay trên sân Thanh Hóa, liên tục diễn ra cảnh CĐV buông lời tục tĩu nhắm đến BLĐ cũng như các cầu thủ. Người ta có cảm giác như chỉ một mồi lửa nhỏ thôi thì khán đài sẽ biến thành chiến trường bất kỳ lúc nào.

Nguyên nhân bạo loạn xảy ra liên quan đến các CĐV Hải Phòng là bởi họ thường xuất hiện với số lượng đông đảo cả trên sân nhà lẫn sân khách. Số lượng ấy lại không có một tổ chức nào đứng ra quản lý và điều hành. Chính việc thả nổi này khiến mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát cho dù BTC có được dự báo và chuẩn bị "tinh thần" từ trước.

Hội CĐV ở đâu?

Khán đài loạn, hội CĐV ở đâu?

Lộn xộn trên khán đài Hàng Đẫy

Chắc chắn phần nhiều CĐV đến xem bóng đá không mang theo tư tưởng “hooligan”. Tuy nhiên, sự ức chế cộng thêm tâm lý đám đông đã khiến chi phối hành động của họ dẫn đến những trường hợp đáng tiếc. Trách nhiệm này có phần lỗi lớn của những người làm bóng đá khi không có một tố chức nào đứng ra quản lý họ.

Nhiều người sẽ giật mình khi biết rằng đến bây giờ, bóng đá Hải Phòng mới có một Hội cổ động viên chính thức được thành lập cách nay một tuần. Tuy nhiên, nó lại không được đa số CĐV Hải Phòng chấp nhận. Họ cho rằng, việc lãnh đạo Thành phố chỉ định BCH hội cổ động viên mà không có một thành viên nào từ diễn đàn của hội - đã được sáng lập và tổ chức hoạt động suốt một năm nay góp mặt, cũng như không thông qua các thành viên này là một sự “cướp công”. Nên mục đích chính của việc thành lập này là tổ chức cổ vũ có văn hóa, tránh bạo loạn, đã không thể đạt được khi đa số đều lên tiếng “tẩy chay” nó.

Điều này cũng xảy ra tương tự với các hội CĐV của các đội bóng có thâm niên thành lập lâu năm như Thể Công, Thanh Hóa, hay SLNA. Tất cả có một điểm chung là đều không nhất quán trong phương thức hoạt động của một hội được xem là "chính thức" và một hội lập nên qua diễn đàn. Thông thường, các diễn đàn này đều không chịu sự quản lý của đội bóng và hội CĐV chính thức, trong khi đây lại là kênh thông tin chính cho việc tuyên truyền các hoạt động của hội.

Thế nên mới có chuyện ở Thanh Hóa xuất hiện tới 3 diễn đàn hội cổ động viên khác nhau (thanhhoafc.net, thanhhoafc.com và thanhhoafc.vn) và không chịu chi phối, quản lý của đội bóng hay của hội. Đặc biệt, ở Thể Công không ít lần diễn ra những lục đục cũng vì sự chia rẽ không nhất quán này.

Khán đài loạn, hội CĐV ở đâu?

Khán giả Thể Công phản đối khi đội nhà thua T&T

Rõ ràng, vai trò và tiếng nói của hội cổ động viên "chính thức" rất thấp, nếu không muốn nói là không có. Điều này dẫn đến ngày càng nhiều các hội, các nhóm được thành lập tự phát thông qua những lần gặp nhau trên diễn đàn. Họ đến với nhau tự phát, cổ vũ theo kiểu tự phát, và hành động cũng tự phát theo tâm lý đám đông.

V-League đang ngày càng hấp dẫn, lôi cuốn khán giả đến sân đông hơn, đó là điều đáng mừng của một nền bóng đá đang hướng lên chuyên nghiệp. Nhưng nếu không quản lý được những con người này thì những thảm họa mà nó gây ra sẽ vô cùng ghê gớm, thậm chí còn vượt ra khỏi khuôn khổ của môn thể thao vua.

Lê Thương

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm