Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khám phá sức mạnh của Su-30KN

Su-30K/KN là bước phát triển đột phá mang đến thành công cho ngành hàng không quân sự Nga trong việc xuất khẩu các biến thể Su-30 sau này.

Khám phá sức mạnh của Su-30KN

Su-30K/KN là bước phát triển đột phá mang đến thành công cho ngành hàng không quân sự Nga trong việc xuất khẩu các biến thể Su-30 sau này.

Được phát triển từ dòng tiêm kích đa năng thế hệ thứ 4 là Su-27, các biến thể mới của tiêm kích đa năng Su-30 có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng và đưa vào trong biên chế; trong đó có Su-30K, bản xuất khẩu đầu tiên của Su-27PU 2 chỗ ngồi. Tiêm kích này có cấu hình đối không mạnh mẽ hơn so với Su-27PU mà Không quân Việt Nam đang biên chế 2 chiếc.

Ban đầu, khái niệm về tiêm kích đa năng Su-30KN bắt nguồn từ chương trình nâng cấp sâu các máy bay chiến đấu - đánh chặn tầm xa Su-30. Công việc được bắt đầu thực hiện từ ngày 9/11/2001, khi tập đoàn sản xuất máy bay Irkutsk phối hợp với Văn phòng Thiết kế Sukhoi Russkaya Avionika và Không quân Nga phát triển giải pháp nâng cấp tiêm kích đa năng Su-30K lên chuẩn Su-30KN với chi phí hợp lý.

Cũng trong năm 2001, chiếc Su-30KN đầu tiên mang số hiệu 302 được Irkutsk đưa vào thử nghiệm với những đặc điểm bổ sung, giúp máy bay này có khả năng chiến đấu toàn diện, gồm tấn công hiệu quả các mục tiêu trên biển và dưới mặt đất bằng cả vũ khí thông thường và các loại vũ khí dẫn đường chính xác cao, có khả năng tấn công mục tiêu cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. 

Mẫu thử nghiệm máy bay Su-30KN số hiệu 302.

Su-30KN được Irkutsk bổ sung thêm các thiết bị, khí tài mới, gồm: máy tính xử lý mới, kênh mở rộng cho hệ thống kiểm soát vũ khí, màn hình hiển thị buồng lái AMLCD và radar nâng cấp N001 theo tiêu chuẩn mới. Theo các chuyên gia quân sự Nga, Su-30KN có thể so sánh với loại máy bay tấn công chiến thuật F-15E Strike Eagle và F/A-18F của Không quân Mỹ.

Dự án nâng cấp Su-30K lên chuẩn KN sau đó mở đường cho việc hiện đại hóa hàng loạt các máy bay chiến đấu của Không quân Nga gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: nâng cấp Su-30 có thể bắn được các tên lửa không đối hải Kh-31A, Kh-31P và Kh-29T cũng như bom dẫn đường KAB-500. Ngoài ra, điểm nổi trội là máy bay  được bổ sung tên lửa không đối không tiên tiến R-77 (RVV-AE).

Giai đoạn 2: Su-30KN tiếp tục được tăng cường khả năng không chiến bằng việc thay thế anten PLPK-27 bằng anten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn với tính năng kiểm soát chùm tia quét điện tử bằng kỹ thuật số. Điều đáng nói, các hệ thống điện tử tích hợp vào máy bay sau khi nâng cấp chỉ nặng thêm 30 kg. Ngoài ra, sau khi nâng cấp lên chuẩn Su-30KN, tất cả các tùy chọn nâng cấp theo yêu cầu của khách hàng vẫn có thể được tích hợp thêm nhằm đáp ứng yêu cầu chiến thuật riêng của mỗi quốc gia.

Trong quá trình nâng cấp từ Su-30K lên chuẩn Su-30KN, Irkutsk chú trọng đến việc điều chỉnh cho máy bay có thể hoạt động trong những điều kiện thời tiết bất lợi, cả ngày lẫn đêm và môi trường gây nhiễu mạnh: điều rất quan trọng trong các cuộc chiến tranh hiện đại ngày nay.

Khi nâng cấp, Su-30KN được trang bị hệ thống quản lý vũ khí SUV-30K có thể lắp nhiều loại vũ khí mới. Máy bay cũng có radar với khả năng lập bản đồ mặt đất, cho phép phát hiện các mục tiêu trên mặt đất/mặt nước và tấn công trong bất kỳ điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Đồng thời, hệ thống định vị của máy bay GPS A-737-010 có thể làm việc với các tín hiệu từ hệ thống GLONASS (Nga) và NAVSTAR (Mỹ). Ngoài ra, các đồng hồ số trên máy bay được thay thế bằng hai  màn hình hiển thị màu đa chức năng 5x5 inch MFI-55...

Su-30KN cất cánh.

Các nhiệm vụ mà Su-30KN có thể đảm nhận

- Tạo và duy trì được ưu thế trên không khi tham gia tấn công các mục tiêu trên không và chống các mục tiêu mặt đất, mặt nước.
- Sử dụng vũ khí có độ chính xác cao, vô hiệu hóa hệ thống phòng không của kẻ thù bằng tên lửa chống radar và tiêu diệt các đơn vị hỗ trợ cho không quân đối phương bằng vũ khí không đối đất không điều khiển và có điều khiển.
- Tấn công mặt biển để tăng cường hỗ trợ cho hải quân, tiêu diệt chiến hạm riêng lẻ và nhóm tàu chiến từ ngoài tầm bắn của các hệ thống phòng trang bị trên tàu chiến kẻ địch.

Để thực hiện nhiệm vụ tấn công trên không, tấn công mặt đất/mặt biển, Su-30KN có thể sử dụng các loại vũ khí, gồm:
- Một pháo bắn nhanh một nòng 30 mm GSh-1 với cơ số đạn 150 viên.
- Tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động R-27R1, R-27ER1.
- Tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng hồng ngoại R-27T1, R-27ET1.
- Tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại R-73E .
- Tên lửa không đối không tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động.
- Tên lửa chống bức xạ (chống radar) tầm trung Kh-31P tầm bắn 110 km.
- Tên lửa chống tàu tầm trung Kh-31A với đầu dẫn radar chủ động, tầm bắn 50 km.
- Tên lửa không đối đất tầm trung Kh-59ME dẫn đường truyền hình, tầm bắn 115 km.
- Tên lửa không đối đất tầm ngắn Kh-29T (TE) dẫn đường truyền hình, tầm bắn 30 km.
- Bom có điều khiển KAB-500 và KAB-1500 tầm bắn 5 km và 8 km tương ứng, cùng với nhiều loại bom và rocket không điều khiển khác như S-8KOM, S-13 và S-25OFM.

Ưu thế không chiến

Khi phát triển Su-30KN, nhà sản xuất trang bị cho nó khả năng chiến đấu đa năng. Tuy nhiên, trên thực tế khả năng chiến đấu số một của nó là không chiến và tiến công mặt đất. Nhiệm vụ đánh biển chỉ là thứ yếu và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết.

Về vũ khí, Su-30KN được trang bị chủ yếu với hàng loạt các loại tên lửa không đối không như loại R-27, R-73 và R-77 để đánh chặn các mục tiêu trên không. Đặc biệt là tên lửa không đối không tiên tiến R-77 với tầm bắn xa 90 km (bản R-77M1 tầm bắn tới 175 km) sẽ giúp máy bay không chiến ngoài tầm nhìn.

Ngoài ra, việc trang bị bộ khí tài ngắm bắn tiên tiến cùng với radar lập bản đồ mặt đất cho thấy, Su-30KN được ưu tiên cho nhiệm vụ đánh chặn và tiến công các mục tiêu dưới đất. 

Ưu thế của Su-30KN là khả năng không chiến, đánh đất.

Xét tổng quát, Su-30KN khá hiện đại. Tuy không thể bằng được loại Su-30MK2 mà Không quân Việt Nam đang sử dụng chuyên cho chiến trường không - biển nhưng so với các loại MiG-21, Su-22 và Su-27PU đang có trong biên chế thì Su-30KN có khả năng vượt trội.
 
Su-30KN sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh chặn trên không và hỗ trợ lục quân, trong khi Su-30MK2 tiến công trên biển, hỗ trợ hải quân. Khả năng chiếm ưu thế trên không khi phải đối mặt với các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Su-30KN sẽ giảm được được gánh nặng mà số máy bay MiG-21, Su-22 đang phải thực hiện.

 

Các thông số cơ bản

Tải trọng cất cánh (thông thường/tối đa):             24.780/30.450 kg.
Dự trữ nhiên liệu (thông thường/tối đa)                5.270/9.400 kg.
Tải trọng hạ cánh cực đại                                        21.000 kg.
Tầm bay cực đại với nguồn nhiên liệu bên trong     3.000 km.
Tầm bay khi được tiếp nhiên liệu trên không          5.200 km.
Trần bay                                                             16.700m.

Những sự kiện lạ nhất tháng 6 Thổ Nhĩ Kỳ 'xử' Syria ra sao? Tìm thấy ADN cổ nhất của loài người
Những sự kiện lạ nhất tháng 6 Thổ Nhĩ Kỳ 'xử' Syria ra sao? Tìm thấy ADN cổ nhất của loài người
Công nghệ gián điệp mới của Mỹ Những vật dụng vô giá của Hoàng gia Anh Tàu chiến tập trận lớn nhất thế giới ở vành đai Thái Bình Dương
Công nghệ gián điệp mới của Mỹ Những vật dụng vô giá của Hoàng gia Anh Tàu chiến tập trận lớn nhất thế giới ở vành đai Thái Bình Dương

Theo Báo Đất Việt

Theo Báo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm