Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

“Khám phá” ngành công nghiệp sản xuất bao cao su Trung Quốc

Hiện tại ở Trung Quốc, có hơn 300 nhà máy sản xuất bao cao su với hơn 1.000 nhãn hiệu khác nhau. Nguyên nhân khiến bao cao su giả được sản xuất tràn lan như hiện nay một phần là do những quy định về việc bán các sản phẩm này khá “thoáng”.

“Khám phá” ngành công nghiệp sản xuất bao cao su Trung Quốc

Hiện tại ở Trung Quốc, có hơn 300 nhà máy sản xuất bao cao su với hơn 1.000 nhãn hiệu khác nhau. Nguyên nhân khiến bao cao su giả được sản xuất tràn lan như hiện nay một phần là do những quy định về việc bán các sản phẩm này khá “thoáng”.

“Khám phá” ngành công nghiệp sản xuất bao cao su Trung Quốc

Bao cao su giả được trưng bày để phân biệt với BCS thật.

Bao cao su không chỉ được bán ở trong các hiệu thuốc, phòng khám sức khỏe mà còn được bán bởi những người bán dạo hay các quán bar,... Theo thống kê của Hiệp hội Công nghiệp Cao su Trung Quốc, thị trường bao cao su tại Trung Quốc đang bùng nổ.

Trong năm 2009 khoảng 6 tỷ chiếc bao cao su đã được sản xuất so với 4,7 tỷ chiếc trong năm 2005. Số lượng bao cao su này không chỉ được sử dụng trong nước mà còn được xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, châu Mỹ và châu Phi.

Thị trường sản xuất và kinh doanh bao cao su của Trung Quốc đạt 6 tỷ NDT trong năm 2006 và ước tính sẽ lên tới 30 tỷ NDT vào năm 2010. Năm 2006, người Trung Quốc đã mua khoảng 2 tỷ bao cao su, đưa nước này lên vị trí thứ 4 trên thế giới về mức độ tiêu thụ sau Anh, Mỹ và Nhật Bản. Và nó không ngừng vươn lên trong những năm gần đây. Ước tính thị trường này tăng trưởng với tốc độ trên 15% mỗi năm.

Cơ quan chức năng ở Trung Quốc ước tính rằng hơn 1/3 số bao cao su được sử dụng ở một số vùng của nước này không đảm bảo an toàn về chất lượng. Hầu như những bao cao su kém chất lượng không được khử trùng và có độ dai kém nên chúng trở nên dễ rách, gây mất cảm giác và mất đi tác dụng tránh thai hay phòng chống dịch bệnh. Đa số bao cao su được bán bởi những người bán dạo ngoài phố đều được sản xuất tại các cơ sở không được cấp giấy phép.

“Đây không phải là những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, nhưng chúng cũng không có khác biệt nhiều lắm”, một người bán dạo ở Trung Quốc cho biết.

Ngoài ra, Cảnh sát Trung Quốc cũng đang điều tra một số nhà máy tái chế bao cao su đã qua sử dụng thành dây buộc tóc và tung ra thị trường. Những sản phẩm này có nhiều màu sắc và giá tương đối rẻ nên sản phẩm này được tiêu thụ rất chạy. Đáng nguy hại là sản phẩm này có thể vào được Việt Nam.

"Những sản phẩm chun và dây buộc tóc này có nhiều màu sắc khác nhau và có giá rất rẻ, tuy nhiên chúng có thể đe dọa đến sức khỏe của người sử dụng”, tờ China Daily cảnh báo. Bên cạnh việc sản xuất bao cao su kém chất lượng, Trung Quốc còn được biết đến là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong việc làm nhái các nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng ở nhiều danh mục khác nhau như đầu DVD, máy nghe nhạc iPod, các sản phẩm may mặc và đồ uống bao gồm bia rượu hay thực phẩm khác.

Mới đây, cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc đã phát hiện 3 lô sữa có chứa chất melamine gây hại thận đã được tìm trên các kệ hàng ở tỉnh Quý Châu của nước này. Trong năm 2008, sữa nhiễm độc melamine cũng đã gây ra cái chết của 6 trẻ em Trung Quốc và làm hơn 300.000 trẻ em khác bị ảnh hưởng tới chức năng thận. Những vụ làm hàng giả hàng kém chất lượng liên tục được phát giác tại Trung Quốc trong những ngày gần đây đang khiến nhiều người đặt câu hỏi, chất lượng các sản phẩm Trung Quốc vẫn đang hằng ngày đưa qua các cửa khẩu vào thị trường Việt Nam.

Theo Vietnamnet

Theo Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm