Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khám phá loại xe tăng đắt giá nhất thế giới

Arjun MK II là xe tăng chiến đấu thế hệ thứ 3 được Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) chế tạo. Giá thành mỗi chiếc lên tới 370 triệu rupee (6,6 triệu USD).

Khám phá loại xe tăng đắt giá nhất thế giới

Arjun MK II là xe tăng chiến đấu thế hệ thứ 3 được Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) chế tạo. Giá thành mỗi chiếc lên tới 370 triệu rupee (6,6 triệu USD).

 

Xe tăng Arjun tham gia diễu hành.

Về cơ bản, Arjun MK II có một pháo cỡ nòng 120mm cùng một súng máy đồng trục 12,7mm. Nó sử dụng động cơ đơn MTU với khả năng sử dụng nhiều nhiên liệu nhưng chủ yếu là dầu diesel với công suất 1.400 mã lực. Động cơ này cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 70km/h trong khi vẫn duy trì vận tốc 40km/h khi vượt qua những địa hình không bằng phẳng.

 

Xe tăng Arjun MK II của Ấn Độ.

Để vận hành cỗ xe tăng cần 4 người, gồm chỉ huy, xạ thủ, lái xe và người nạp đạn. Ngoài ra, xe tăng Arjun MK II còn được trang bị hệ thống phát hiện cháy và cứu hỏa tự động cùng Hệ thống Phòng vệ Vũ khí Hạt nhân, Hóa học và Sinh học (NBC) do DRDO nghiên cứu chế tạo.

Ngoài ra, xe còn được trang bị lớp vỏ thiết giáp Kanchan giúp nó chống được nhiều loại đạn từ đối phương. Đây là một trong những yếu tố quan trọng khiến Arjun MK II được đánh giá là xe tăng chiến đấu thế hệ thứ 3.

 

Arjun MK II chạy thử nghiệm trên đoạn đường gập ghềnh.

Trong tháng 3/2010, những mẫu xe tăng Arjun MK II có cơ hội đọ sức với T-90 do Nga nghiên cứu chế tạo. Khả năng tác chiến được đánh giá khá tốt so với những gì mà T-90, loại xe tăng ưu việt hàng đầu thế giới thể hiện.

Tuy nhiên, đất nước đông dân thứ 2 thế giới vẫn phải nhập hàng loạt xe tăng T-90 của Nga bởi sự chậm trễ trong việc hoàn tất Arjun MK II. Dù vậy, quân đội Ấn Độ vẫn đặt hàng 124 xe tăng Arjun MK I và 124 chiếc Arjun MK II để biên chế cho quân đội.

 

Mô hình loại xe tăng đắt giá nhất thế giới.

Trên thực tế, những chiếc xe tăng Arjun có giá thành khá cao bởi Ấn Độ chưa thể làm chủ được những công nghệ chủ đạo. Khi mới được đưa vào biên chế năm 2004, những chiếc Arjun được hoàn thành với 50% bộ phận được nhập khẩu, gồm động cơ, bộ truyền dẫn, nòng pháo, bánh xích và hệ thống kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên, Ấn Độ đang nỗ lực nghiên cứu để thay thế những chi tiết nhập khẩu bằng chính sản phẩm được sản xuất nội địa, nhằm giữ thế chủ động trong việc chế tạo loại xe tăng Arjun.

 

Hình minh họa một xe tăng Arjun MK II.

Dù đạt được những thành công không nhỏ nhưng dự án chế tạo xe tăng Arjun của Ấn Độ liên tiếp bị chậm trễ, vượt ngân sách nhiều lần. Sự ra đời của những công nghệ mới kèm theo những yêu cầu ngày một cao của quân đội buộc các nhà sản xuất Arjun phải liên tục thay đổi để đáp ứng, kéo theo sự chậm trễ của loại tăng Arjun.

Theo dự tính ban đầu, khoản tiền dành để nghiên cứu Arjun chỉ vào khoảng 2,8 triệu USD (năm 1974) nhưng nó nhanh chóng chạm ngưỡng 54,3 triệu USD vào năm 1995 mà vẫn còn dang dở.

Trịnh Duy

Theo Infonet.vn

Trịnh Duy

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm