Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khám phá hệ sinh thái Madagascar độc đáo nhất thế giới

Những loài động thực vật cực quý hiếm như vượn cáo, cáo bay, hay cây mọc ngược Bao Báp cùng những dãy núi đá sắc nhọn là nét riêng của Madagascar. 

Khám phá hệ sinh thái Madagascar độc đáo nhất thế giới

Những loài động thực vật cực quý hiếm như vượn cáo, cáo bay, hay cây mọc ngược Bao Báp cùng những dãy núi đá sắc nhọn là nét riêng của Madagascar. 

Cộng hòa Madagascar, là quốc đảo trên biển Ấn Độ Dương, phía đông nam châu Phi. Đây là quê hương của cây Bao Bab nổi tiếng, rừng đá Tsingy độc đáo được mưa axit nhiệt đới tạo nên qua hàng triệu năm.

Những dãy núi đá sắc nhọn nơi đây nằm ở vị trí cô lập và đắc địa. Tuy nhiên, dù khí hậu khắc nghiệt và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, những dãy núi hình mê cung cao gần 100m này vẫn là nhà của nhiều loài động vật, trong đó có 11 loài vượn cáo.

Nhiếp ảnh gia người Italy Paolo, tác giả của bộ ảnh dưới đây, đã sống tại châu Phi 22 năm, chia sẻ “tôi luôn tìm kiếm những trải nghiệm mới trong thiên nhiên hoang dã. Những chuyến thám hiểm này luôn tràn ngập những khoảnh khắc vui vẻ. Nhiều khi chúng tôi bị lạc đường bởi màn sương dày và kỳ ảo bao phủ mọi thứ”.

Madagascar có hệ động thực vật hết sức đa dạng và độc đáo, trong đó có loài lai chó và mèo, 70 loài vượn cáo, cáo bay và cầy sọc. Hòn đảo được hình thành từ hơn 120 triệu năm trước, trong khi đó, các loài động vật bắt đầu xuất hiện ở đây khoảng 65 triệu năm trước. Tại Madagascar, người ta tìm thấy hơn 600 loài động vật mới, trong đó có loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới và tắc kè đổi màu trong suốt một thập kỷ qua. Tuy nhiên, nhiều loài trong số này đang có nguy cơ tuyệt chủng, do môi trường sống bị hủy hoại. Có tới 9 trên 10 loài vượn cáo trên quốc nào này đang trên bờ vực tuyệt chủng. Theo Quỹ Động vật Hoang dã thế giới, trong 20 năm qua, Madasgascar đã mất tới hơn một triệu hecta rừng.

Dưới đây là một số hình ảnh về hệ sinh thái độc đáo nhất thế giới này:

Loài vượn cáo tinh nghịch chỉ có duy nhất tại Madagascar. Số lượng loài này ước tính là khoảng 100 con.
Núi đá vôi độc đáo có tên Tsingy tại Madagascar. “Tsingy” có nghĩa là “một nơi không thể đi bộ được” bởi những phiến đá nhọn và sắc do sự xói mòn của mưa nhiệt đới.
Xe hàng do bò Zebu kéo trên con đường đầy bụi. Cách đây 2.000 năm, loài người có mặt trên đảo này. Khi đó, loài vượn cáo có kích thước bằng loài khỉ đột. 
Dãy núi Tsingy gồ ghề nhưng vẫn có vẻ đẹp riêng.
Vẻ đẹp của cây Bao Báp trước hoàng hôn. Trên thế giới có 8 loài cây mọc ngược này, trong đó có đến 6 loài có nguồn gốc từ Madagascar.
Cây Bao Báp không chỉ có hình dáng lộn ngược lạ mắt mà còn là kỳ quan thiên nhiên khi có thể mọc trên những dãy núi đá.
Cặp vượn cáo Sifaka đang leo trèo trên các cành cây. Trước đây, Madagascar từng được rừng bao phủ tới 85%, tuy nhiên con số này hiện nay chỉ còn 8%.
Tạo hình lạ mắt của núi đá tại đây. Những dãy núi Tsingy tại Madagascar đã tạo nên khu rừng núi đá rộng nhất thế giới.
Loài vượn cáo nâu.
Cây Bao Báp dưới ánh mặt trời. Vẻ đẹp nơi đây khó có thể tìm thấy ở nơi nào trên trái đất.
Loài vượn cáo trắng quý hiếm. Kể từ khi con người xuất hiện tại Madagascar, hơn một phần ba số vượn cáo tại đây đã tuyệt chủng và số còn lại đang có nguy cơ biến mất.
Cây Bao Báp nổi tiếng có tên “Tình nhân” với hình dáng như hai người đang ôm nhau.
Những rừng núi đá bạt ngàn là nét đẹp riêng có của quốc đảo Madagascar.

Hoài Thu

Theo Daily Mail/Infonet

Hoài Thu

Theo Daily Mail/Infonet

Bạn có thể quan tâm