Bệnh bạch biến là một dạng rối loạn giảm sắc tố phổ biến, gây mất các tế bào melanocytes, dẫn đến các mảng da, tóc và niêm mạc bị giảm sắc tố. Bệnh ảnh hưởng đến 0,5-2% dân số trên thế giới, xuất hiện ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ mắc tương đương giữa nam và nữ. Bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây ra những tác động tiêu cực về thể chất và tâm lý cho bệnh nhân.
Hiện nay, người ta vẫn chưa thể làm rõ cơ chế sinh bệnh chính xác của bệnh bạch biến. Trong đó, các bất thường về trao đổi chất, stress, oxy hóa... tạo ra các chất trung gian gây viêm, tách tế bào và phản ứng tự miễn là những yếu tố góp phần sinh bệnh học.
GS.TS. Michael Tirant tư vấn miễn phí cho bệnh nhân bệnh bạch biến. |
Các đặc điểm chẩn đoán lâm sàng của bệnh bạch biến là vùng da bị ảnh hưởng sẽ bị biến đổi màu sắc; với các đốm màu trắng đục, ngà hoặc phấn trắng. Những đốm giảm sắc tố này xuất hiện trên các vùng da khác nhau, từ mặt, bộ phận sinh dục, quầng ngực tới các vùng da thường dễ bị chấn thương như khuỷu tay và đầu gối. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở màng nhầy và thân lông.
Các phương pháp điều trị bạch biến hiện nay hướng tới ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và giảm bớt các vùng da không melanin (không sắc tố), từ đó khôi phục các tế bào melanocyte (tế bào biểu bì tạo hắc tố) bị mất. Hiện nay, nhiều phương pháp được lựa chọn để điều trị bệnh bạch biến theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, như thuốc có chứa corticoid, phẫu thuật, thuốc điều hòa miễn dịch, giảm sắc tố da bình thường và quang trị liệu. Trong đó quang trị liệu vẫn là phương pháp được áp dụng phổ biến, kết hợp với một số thảo dược hỗ trợ.
Trong một nghiên cứu trên tạp chí y học Open Access Macedonian, được thực hiện ở Italy, Ấn Độ, Việt Nam, Đức và Australia, 63 người (30 nam và 33 nữ), tuổi từ 18 đến 58 mắc bệnh bạch biến ở dạng ổn định hoặc bạch biến di chuyển (có thể lan truyền theo từng mảng từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể) tham gia nghiên cứu và được theo dõi đánh giá trong 12 tuần. Số người này đã không điều trị bệnh trong ít nhất hai năm.
Hình ảnh trước và sau 12 tuần điều trị quang liệu kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Dr Michaels Vitilinex cho bệnh bạch biến. |
Các kết quả cho thấy khi sử dụng quang trị liệu kết hợp với Vitilinex có hiệu quả đáng kể hơn so với khi chỉ sử dụng quang trị liệu hoặc Vitilinex. Kết quả của liệu pháp điều trị kết hợp này cho thấy 87% số người tham gia có tỷ lệ tái tạo sắc tố hơn 50%, cao hơn so với số người người chỉ sử dụng Vitilinex (65%) và quang trị liệu (62,5%). Liều chiếu xạ cho liệu pháp kết hợp này được duy trì ở mức khởi đầu tối thiểu, giúp giảm thiểu phơi nhiễm bức xạ tia UV.
Nghiên cứu này đã chứng minh hiệu quả của quang trị liệu dải hẹp UVB trong việc điều trị bệnh bạch biến. Tuy nhiên, liệu pháp kết hợp với hoạt chất sinh học thảo dược Vitilinex đem lại hiệu quả cao hơn, sử dụng liều chiếu xạ thấp hơn, do đó làm giảm khả năng đột biến nghiêm trọng nội bào ADN. Kết quả cũng xác nhận rằng hoạt chất sinh học Vitilinex có hiệu quả hỗ trợ.
Hệ thống phòng khám chuyên khoa Dr. Michaels Psoriasis & Skin Clinic tại 81-83 Lò Đúc, Hà Nội và 87 Trần Não, TP.HCM áp dụng phương pháp Dr Michaels: Sử dụng các loại thảo dược để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, viêm da cơ địa, bệnh bạch biến và nhiều bệnh da liễu khác. Cơ sở được áp dụng theo tiêu chuẩn, phác đồ tương tự các phòng khám chuyên khoa Dr. Michaels tại Australia, châu Âu với nguồn thảo dược được sản xuất, nhập khẩu từ Australia. Phương pháp Dr. Michaels do GS. TS. BS Michael Tirant phát triển hơn 30 năm qua và được thừa nhận rộng rãi. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu đánh giá y học đã được công bố quốc tế tại những nước châu Âu, chứng minh giải pháp Dr. Michaels từ thảo dược đạt hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ. Phương pháp này cũng được đánh giá là an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.