Su-30 (NATO định danh Flanker C) là dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm do tập đoàn Sukhoi của Nga phát triển. Su-30 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1989, được đưa vào hoạt động từ năm 1996. Ảnh: Airliners |
Máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, đánh chặn tầm xa, tác chiến không đối hải, đối đất. Su-30 được phát triển dựa trên bộ khung của tiêm kích Su-27 với một số nâng cấp về radar, động cơ và vũ khí. Ảnh: Ausairpower |
Su-30 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, động cơ mạnh mẽ. Thiết kế khí động học kế thừa từ Su-27 đem lại cho máy bay khả năng không chiến ưu việt. Ảnh: Ausairpower |
Flanker có thể mang nhiều vũ khí hiện đại như: tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tầm trung R-27, R-77, tên lửa chống bức xạ Kh-31P, chống hạm Kh-31A, tên lửa hành trình đối đất Kh-29, Kh-59, Kh-58, bom thông minh KAB-500/1.500 và bom rơi tự do với tổng tải trọng 8 tấn. Ảnh: Ausairpower |
Su-30 có thể đạt tốc độ tối đa 2.120 km/h ở độ cao lớn, trần bay 17,3 km, phạm vi hoạt động 3.000 km. Giới quân sự thế giới đánh giá, Su-30 là một trong những chiến đấu cơ thế hệ 4+ hàng đầu thế giới. Ảnh: Airliners |
Su-30 được chế tạo với khá nhiều phiên bản theo yêu cầu riêng của khách hàng. Ảnh phiên bản Su-30MKK xuất khẩu cho Không quân Trung Quốc. Ảnh: Airliners |
Su-30MKI xuất khẩu cho Ấn Độ. Phiên bản này được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy, cánh mũi, radar quét mạng pha điện tử thụ động N011 Bars. Su-30MKI sở hữu đặc tính cơ động ưu việt nhờ cánh mũi và động cơ kiểm soát vector lực đẩy. Ảnh: Airliners |
Su-30MKM của Không quân Hoàng gia Malaysia. Phiên bản này tương tự Su-30MKI của Ấn Độ với động cơ kiểm soát vector, cánh mũi, radar Bars, hệ thống điện tử hỗn hợp Pháp, Nam Phi. Ảnh: Russian Plane |
Phiên bản Su-30MK2 xuất khẩu cho Việt Nam, Uganda, Venezuala với một vài cải tiến theo yêu cầu riêng của mỗi nước. Ảnh: Flickr/Do Xuan Thanh |
Phiên bản Su-30M2 của Không quân Nga. Ảnh: Vitaly Kuzmin |
Su-30SM là phiên bản hiện đại nhất của dòng Su-30. Máy bay được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3D, cánh mũi, radar Bars nâng cấp. Ảnh: Flickr/Vlad Perminoff |