15% người tham gia khẳng định có trả thêm tiền cũng không thuyết phục được họ quay lại lịch làm việc cũ. Ảnh: PA Archive. |
Nghiên cứu có sự tham gia của 61 tổ chức và khoảng 2.900 nhân viên tự nguyện làm việc 4 ngày/tuần trong khoảng thời gian tháng 6-12/2022, Bloomberg đưa tin.
Theo dữ liệu công bố hôm 21/2, chỉ có 3 tổ chức quyết định dừng thử nghiệm và 2 công ty vẫn đang đắn đo chuyện rút ngắn thời gian làm việc.
Với lịch làm việc mới, những nhân viên tham gia thử nghiệm nói mọi thứ đều được cải thiện, từ căng thẳng, mệt mỏi, sức khỏe cho đến cuộc sống cá nhân. Không ai trong số 2.900 người tham gia nói họ muốn bỏ chế độ tuần làm việc 4 ngày. 15% thậm chí khẳng định có trả thêm lương cũng không thuyết phục được họ quay lại lịch làm việc cũ.
Hầu hết công ty đã chuyển sang thời gian làm việc mới. Một số ít công ty vẫn sắp xếp làm 5 ngày nhưng thời gian làm việc ngắn hơn.
Một số công ty có đặc thù kinh doanh theo mùa, như nhà hàng, lựa chọn áp dụng mô hình làm việc 4 ngày/tuần với giờ mở cửa dài hơn vào mùa hè và ngắn hơn vào mùa đông.
Các công ty tham gia thử nghiệm đánh giá trải nghiệm tổng thể là 8,3 trên 10.
Dữ liệu từ Vương quốc Anh trùng khớp với kết quả các cuộc thử nghiệm nhỏ hơn từ các công ty có trụ sở tại Mỹ, Ireland và Australia. Những nghiên cứu này cũng cho thấy mức tăng tương đương về doanh thu và năng suất nhân viên, cũng như giảm khả năng nhân viên vắng mặt.
Kết quả từ Vương quốc Anh là lần phát hành dữ liệu quan trọng thứ hai trong chuỗi thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần do 4-Day Week Global - nhóm vận động phi lợi nhuận có trụ sở tại New Zealand - điều phối.
Theo Bloomberg, các nghiên cứu này được xây dựng hiệu quả và bao gồm nhiều công ty hoạt động trong các ngành nghề khác nhau.
Tuy nhiên, điểm yếu của chúng nằm ở việc các tổ chức tham gia có quy mô nhỏ và không được chia nhóm ngẫu nhiên. Tất cả tổ chức đều tự nguyện tham gia thử nghiệm và đầu tư nhiều công sức vào kế hoạch này. Điều này đồng nghĩa lãnh đạo các tổ chức ấy vốn là người có xu hướng ủng hộ lịch làm việc ngắn ngày hơn.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.