Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kết cục thảm của người giữ chức thủ tướng Nhật 3 lần

Fumimaro Konoe không chỉ nói thành thạo hai ngôn ngữ phương Tây và ủng hộ tư tưởng Marxist mà còn không muốn Nhật Bản gây chiến với Mỹ, song người Mỹ lại muốn kết tội ông.

Ông Fumimaro Konoe
Ông Fumimaro Kono. Ảnh: history.com

Chào đời vào ngày 12/10/1891, Fumimaro Konoe là thành viên của gia tộc Konoe - một dòng họ khá lừng lẫy ở Nhật Bản thời bấy giờ. Người cha mất vào năm 1904, khi Fumimaro mới 12 tuổi. Ông học Kinh tế Marxist ở Đại học Đế Quốc Tokyo và lấy bằng luật tại Đại học Đế Quốc Kyoto. Vào năm 1916, ông trở thành một thành viên của Thượng viện. Các nghị sĩ bầu ông vào vị trí Chủ tịch Thượng viện trong năm 1933. Ông nhậm chức thủ tướng vào năm 1937.

Là thủ tướng thứ 34, 38 và 39 của Nhật Bản, Fumimaro là một nhân vật khác thường trong chính phủ hiếu chiến của xứ sở hoa anh đào trong giai đoạn trước Đại chiến Thế giới lần thứ hai. Chẳng những am hiểu luật và kinh tế, ông còn nói thành thạo tiếng Đức và Anh, thích triết học và văn học phương Tây, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx. Ông cũng tìm mọi cách để tránh cuộc chiến tranh với Mỹ, theo Japan Times.

Tuy nhiên, quyền lực thực sự tại Nhật Bản trong giai đoạn trước Thế chiến II nằm trong tay giới quân phiệt, chứ không phải Thủ tướng. Và hồi ấy giới quân phiệt lại tỏ ra cuồng nhiệt với ý tưởng tấn công Mỹ, một “gã khổng lồ đang ngủ say”, theo cách gọi của họ. Fumimaro cố gắng giảm bớt quyền lực của quân đội, song không thành công.

Thảm cảnh sau khi bom hạt nhân nổ ở Nhật

Sau khi bom nguyên tử nổ ở thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945, một bác sĩ Nhật Bản cố gắng chạy ra khỏi nhà. Lúc bước ra vườn, ông thấy quần, áo trên cơ thể đã biến mất.


Không thể ngăn đất nước đọ sức với Mỹ, Fumimaro từ chức vào tháng 10/1941. Chưa đầy hai tháng sau, vào ngày 7/12/1941, Không quân Nhật Bản bất ngờ tấn công các tàu chiến Mỹ ở Trân Châu Cảng, đẩy xứ sở hoa anh đào vào cuộc chiến với cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Sự tham chiến của Mỹ khiến sức mạnh của phe Đồng Minh tăng gấp bội.

Vào tháng 2/1945, nhận thấy phe phát xít không thể thắng trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, Fumimaro kêu gọi Nhật hoàng đàm phán với phe Đồng Minh để chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, Nhật hoàng từ chối đề nghị của ông.

Sau khi Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng phe Đồng Minh vào năm 1945, Fumimaro gia nhập nội các của Naruhiko Higashikuni - chính phủ đầu tiên của Nhật Bản sau Thế chiến II. Cựu thủ tướng trở lại chính trường với hy vọng ông có thể đóng góp trí tuệ vào quá trình tái thiết đất nước. Hy vọng của ông tắt ngấm do tướng Douglas MacArthur, người quản lý Nhật Bản sau chiến tranh, coi Konoe là một tội phạm chiến tranh.


MacArthur cho rằng, mặc dù nỗ lực ngăn chặn chiến tranh giữa Nhật Bản và Mỹ, Fumimaro lại cầm quyền trong giai đoạn mà giới quân phiệt Nhật Bản phạm nhiều tội ác. Ông ủng hộ chủ trương tạo dựng liên minh với Đức Quốc xã, đồng thời giữ chức Thủ tướng khi giới tướng lĩnh phát động cuộc chiến tranh tàn bạo với Trung Quốc. Trong quá trình chiếm Trung Quốc, binh sĩ Nhật gây nên nhiều tội ác khủng khiếp, chẳng hạn như tàn sát khoảng 300.000 dân thường tại thành phố Nam Kinh.

Fumimaro không muốn ra tòa. Vì thế ông quyết định nuốt một viên cyanide để tự sát vào ngày 16/12/1945. Đây là cách thức kết liễu cuộc sống tương đối khác thường đối với một người xuất thân từ gia đình theo truyền thống võ sĩ đạo. Thông thường võ sĩ đạo mổ bụng khi muốn bảo toàn danh dự.

Gần 50 năm sau, vào năm 1993, Morihiro Hosokawa, cháu ngoại lớn tuổi nhất của Fumimaro, trở thành Thủ tướng Nhật Bản.

Tokyo lột xác sau 70 năm Mỹ dội bom khiến 100.000 người chết

Những cây cầu, tòa nhà tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản nằm ở vị trí cũ, nhưng mang diện mạo mới sau trận không kích dữ dội của quân đội Mỹ 7 thập kỷ trước.

Thu Hoài

Bạn có thể quan tâm