Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kền kền đen, linh miêu tái xuất ở miền Đông Tây Ban Nha

Kền kền đen, linh miêu và ngựa hoang sắp xuất hiện trở lại miền Đông Tây Ban Nha trong khuôn khổ dự án tái thả rộng 850.000 ha trên vùng cao nguyên Iberia phía Đông Madrid.

Cụ thể, mỗi năm sẽ có tới 15 cá thể kền kền đen - một trong những loài chim săn mồi lớn nhất thế giới - sẽ được tái thả, sau khi lứa đầu tiên đã được phóng thích tại vùng Alto Tajo hồi tháng 9, Guardian đưa ngày 19/10 dẫn thông tin từ tổ chức phi lợi nhuận Tái hoang dã châu Âu.

Mọi cá thể kền kền đen đều được gắn thiết bị truyền tải tín hiệu GPS để các nhà khoa học quan sát đường di chuyển của chim. Loài kền kền đen này còn có biệt danh là “kẻ phá xương” vì chúng thường thả xương từ trên cao để có thể ăn được phần tủy bên trong.

Linh miêu Iberia cũng sẽ được tái thả trong 1-2 năm tới, với số lượng thả ban đầu là 3-4 cá thể.

20 năm trước, linh miêu Iberia là một trong những loài thú họ mèo nguy cấp nhất thế giới với chưa đầy 100 cá thể. Nhưng sau một số dự án thành công ở EU, hiện số lượng loài này là hơn 1.000 con, rải rác khắp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

11 cá thể ngựa bán hoang dã đã được tái thả gần thành phố Mazarete, với cá thể ngựa con đầu tiên được sinh ra vào tháng 7. Thêm nhiều cá thể ngựa hoang dự kiến được tái thả trong năm nay.

Những hoạt động tái thả nói trên nằm trong khuôn khổ dự án Tái hoang dã cao nguyên Iberia - dự án thứ 10 của Tái hoang dã châu Âu và cũng là dự án đầu tiên của tổ chức này ở Tây Ban Nha.

Dự án này đã có được nguồn kinh phí đủ cho 3 năm, với ngân sách khoảng 780.000-885.000 USD/năm. Phía tổ chức dự án hy vọng có thể xin thêm ngân sách trong những tháng tới.

Ốc sên khổng lồ châu Phi tái xuất khiến dân Florida lo lắng

Loại ốc sên khổng lồ châu Phi, có kích thước lớn và mang ký sinh trùng gây viêm màng não, đã xuất hiện trở lại bang Florida (Mỹ) sau 2 lần được thông báo là đã bị diệt trừ.

Vị cứu tinh bất ngờ của cá sấu Australia

Động vật xâm lấn có thể gây thiệt hại cho hệ sinh thái địa phương. Nhưng đôi khi chúng lại có thể là nguồn thức ăn thiết yếu cho các loài thú săn mồi đang trên bờ tuyệt chủng.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm