Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kế thừa và phát huy Đề cương về văn hóa Việt Nam trong thời đại mới

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng các giá trị lớn lao và sức sống bền vững của Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943) đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý.

phat trien van hoa anh 1

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Ảnh: MH.

Phát biểu tại tọa đàm khoa học “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật 80 năm qua” chiều 1/3, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - cho rằng từ Đổi mới đến nay, tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật đã không ngừng được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định 3 nguyên tắc chính là “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa” và “khoa học hóa” luôn được Đảng ta chú trọng.

Ông cho rằng cần có những giải pháp khả thi, đưa đường lối của Đảng vào đời sống, quảng bá ngày càng sâu rộng văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật cho xứng với tầm vóc của dân tộc và thời đại.

Phát triển văn hóa trong thời đại mới

Phát biểu khai mạc tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, nói: “Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư (4.0) tạo những tiền đề quan trọng cho công cuộc phát triển văn hóa, văn nghệ, làm cho văn hóa là nền tảng, là mục tiêu, là động lực, là sức mạnh nội sinh quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”.

phat trien van hoa anh 2

Từ trái sang phải: Ông Trần Hồng Hà, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, ông Nguyễn Thế Kỷ tại chương trình. Ảnh: MH.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng các giá trị lớn lao và sức sống bền vững của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu, một trong những bài học hàng đầu mà Đề cương về văn hóa Việt Nam để lại là nhắc nhở ta kiên định với những vấn đề nền tảng, có tính nguyên tắc, đồng thời không ngừng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo để tiếp tục phát triển, hoàn thiện tư duy lý luận, năng lực lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật và đưa đường lối, chủ trương vào cuộc sống.

“Chưa bao giờ, nhận thức về văn hóa cao như lúc này”, Bí thư Trung ương Đảng nhận định. Ông cho rằng văn hóa đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Ông cũng yêu cầu Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nghiên cứu từ thực tiễn sáng tạo văn học nghệ thuật, đề xuất những giải pháp khả thi, đưa đường lối của Đảng vào đời sống, quảng bá văn hóa Việt Nam ra quốc tế, thúc đẩy nền văn học nghệ thuật để có thêm nhiều tác phẩm thể hiện chân thực đời sống nhân dân, dân tộc, giàu giá trị nhân văn và giá trị thẩm mỹ, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc và thời đại.

phat trien van hoa anh 3

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại tọa đàm chiều 1/3. Ảnh: MH.

Phải kinh tế hóa văn hóa

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng Đề cương về văn hóa Việt Nam là văn bản lý luận đầu tiên về văn hóa, đặt nền móng phát triển văn hóa.

Ông cho biết Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được giao nhiệm vụ xây dựng chương trình tổng thể quốc gia về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn mới. Ông đồng tình rằng đây là một nhiệm vụ cần được chuẩn bị kỹ càng, để có được một chương trình tổng thể chấn hưng và phát triển văn hóa, con người.

Ông Trần Hồng Hà nói: “Đề cương 1943 mới nói đến văn hóa chứ chưa nói đến con người. Nhưng con người và văn hóa luôn hòa quyện với nhau. Con người tạo ra văn hóa và văn hóa lại đúc kết, tạo nên cốt cách con người”.

Ông cho rằng chương trình tổng thể phục hưng và phát triển này phải xác lập được mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa, kinh tế và chính trị. Văn hóa phải là văn hóa kinh tế, văn hóa ngoại giao, văn hóa chính trị; và kinh tế cũng phải làm văn hóa, phải kinh tế hóa văn hóa. Văn hóa là nhân tố tạo động lực và xúc tác để phát triển kinh tế.

Chia sẻ tầm nhìn phát triển đến năm 2045, ông Trần Hồng Hà cho rằng mọi lý luận của văn hóa đều phải xuất phát từ thực tiễn, làm giàu từ thực tiễn.

Ông khẳng định lý luận của Đảng ta về văn hóa và con người đã từng bước phát triển. “Trong mỗi giai đoạn phát triển, ta thấy văn hóa luôn đi cùng với dân tộc… Hiện nay, trong giai đoạn hội nhập, chính văn hóa thể hiện rõ tinh thần và bản sắc dân tộc của chúng ta”.

Ông cho rằng cơ sở để phát triển văn hóa là dựa vào hiện thực, dựa vào mục tiêu sắp tới. Phó thủ tướng Chính phủ nói thế giới đã thay đổi, hướng đến một nền văn hóa với tư tưởng vị nhân sinh. Văn hóa nghệ thuật vị nhân sinh sẽ là nền văn hóa đóng góp tốt cho kinh tế bền vững, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh…

Đây chính là bài toán hóc búa đặt ra cho nhân loại và văn hóa phải giúp con người có nhận thức về tình trạng thế giới, từ đó, hướng đến một lối sống bền vững hơn. Ông Trần Hồng Hà mong rằng các văn nghệ sĩ sẽ đồng hành cùng chính phủ, để xây dựng một chương trình chấn hưng, phát triển văn hóa, chuẩn bị cho lộ trình phát triển mới, dựa trên nền tảng, bản sắc dân tộc.

Phát triển công nghiệp văn hóa trong thời đại mới

Theo ông Nguyễn Thế Kỷ, để phát triển công nghiệp văn hóa, chúng ta cần xây dựng nền tảng từ văn hóa Việt Nam, nội lực Việt Nam và học tập kinh nghiệm của các nước bạn.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp cùng các Ban, Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nhiều hoạt động.

Minh Hùng

Bạn có thể quan tâm