Sai sót trong định giá là điều tối kỵ của ngành kiểm toán. Ảnh: T.S. |
Đối mặt với tính rủi ro ngày một tăng của nghề kế toán hiện đại, và tính chất kiện tụng ngày càng tăng của các nhà đầu tư và khách hàng, Big 4 [1] đã đầu tư lớn vào quản lý rủi ro. Họ thành lập các ban Rủi ro, tuyển dụng các nhân viên có tính kỷ luật và xây dựng tầng tầng lớp lớp hệ thống.
Dẫu vậy, các công ty vẫn phải chịu một vấn đề thường thức trong quản lý rủi ro: Các nhà quản lý sẽ chú trọng vào quy mô sai lầm và hạng mục rủi ro. Những rủi ro lớn nhất và cơ bản nhất cho ngành, chẳng hạn đột phá thị trường và dịch vụ lỗi thời, không thể được giải quyết bởi các nhân viên có kỷ luật.
Một mối nguy khác là các rủi ro bị định giá sai. Các công ty đang chịu tổn hại từ phiên bản của chính họ trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Ví dụ, thông qua làm kiểm toán cho các công ty lớn, họ gánh lấy những rủi ro không thường được thể hiện thỏa đáng trong chi phí kiểm toán.
Như Lorenzo Vĩ đại [2], và Piero Ngốc nghếch, Big 4 hiện nay cũng không giỏi định giá rủi ro. Các sự kiện ở cấp độ hủy diệt cho thấy các dịch vụ kiểm toán và thuế đã bị định giá sai cơ bản, chứng tỏ cấu trúc của thị trường các dịch vụ kế toán, và bản chất của các dịch vụ này, có lẽ không có lợi cho sự định giá đúng. Trong môi trường này, các công ty đã và đang chấp nhận một đống rủi ro bị tính toán sai.
Giá trị của các thương hiệu Big 4 được gắn chặt vào lịch sử của các công ty, nhưng những hình thái hiện tại của bốn công ty phần nhiều đã tách biệt khỏi lịch sử. Big 4 mà chúng ta biết đến ngày nay liên quan nhiều tới những năm 1980 và 1990 hơn là thập niên 1850 và 1860. Các công ty đã đi quá xa để có thể trở về với quá khứ đề cao nguyên tắc của họ. Họ sẽ chỉ có thể tương ngộ với tương lai, và sẽ chỉ có thể hiểu thấu và cố gắng ứng phó với các cuộc đột phá, nếu họ hiểu mình đến từ đâu.
Như David Maister đã lưu ý, phương pháp “từ đầu đến chân”, “siêu thị” trong kinh doanh “từng được thử ở vô số ngành nghề, và đã đánh mất tín nhiệm ở gần như mọi nơi”. Thế nhưng, ngày nay, nó vẫn là cốt lõi trong chiến lược của Big 4. Nhìn vào quy mô và độ tăng trưởng của Big 4, giữa hướng tới quy mô và nhu cầu duy trì những vận hành trên quy mô phù hợp với con người tồn tại bầu không khí căng thẳng. Những nghịch lý khác cũng đang dần hiển thị.
Tương lai của hoạt động kiểm toán thuộc về chuẩn mực hóa hay khác biệt hóa? Big 4 phải phục vụ lợi ích đại chúng, hay chỉ là những lợi ích cá nhân? Các công ty đã học hỏi từ một loạt ảnh hưởng văn hóa đa dạng, như chủ nghĩa Quaker đơn giản và ngành ngân hàng đầu tư có trị số octane cao. Họ mở cửa cho tuyển dụng và tính đa dạng, nhưng các áp lực nội bộ đối với kỷ luật tuân thủ và tính trung bình lại rất mạnh.
Vào đầu thế kỷ 20, nhiều kế toán viên làm việc tự do, một số là người theo thuyết duy linh, và một số ít đã tiếp xúc với những lĩnh vực thậm chí còn tăm tối hơn và thuộc về thế giới khác. Ngài Gilbert Garnsey, một cộng sự ở London của công ty Price Waterhouse hồi đầu, quá tinh thông các con số tới mức đã bị cáo buộc là giỏi tà thuật.
Nicholas Waterhouse giao du với những nhà huyền bí thật sự. Trong những thế kỷ đầu tiên của nghề kế toán và toán học, những môn học này bao trùm bởi một màn sương tà thuật. Và chúng chưa bao giờ mất đi bầu không khí đó hoàn toàn, cũng hữu ích vì mối quan hệ lâu đời giữa nghề kế toán và khoa học đã sụp đổ. Những mâu thuẫn trong nghề kế toán ngày nay mạnh tới mức chỉ phép thuật mới có thể hòa giải được chúng.
Nếu Big 4 biến mất, chúng ta sẽ mất đi gì? Và di sản của họ sẽ là gì? Chắc chắn không phải nghi ngờ họ đã giúp lý giải các doanh nghiệp trên thế giới rõ ràng hơn, và giúp chúng hoạt động hiệu suất tốt hơn.
Nhưng làm được vậy còn có các ban giám đốc, các ngân hàng, các cục quản lý cạnh tranh, các công ty tư vấn chiến lược, các kỹ sư hệ thống, các chuyên gia tư vấn kinh tế, các chuyên viên tư vấn doanh nghiệp, các đơn vị cải tiến nội bộ, những nhân viên ở vị trí tiếp xúc khách hàng, và những tiến bộ kỹ thuật trong các hệ thống doanh nghiệp và báo cáo. Các chức năng tư vấn và trách nhiệm giải trình của Big 4 còn gây nhiều tranh luận và có khả năng thay thế cao.
Phải chăng mất mát lớn nhất sẽ ở khía cạnh nhân loại học? Quy trình thăng hạng lên vị trí cộng sự, phòng dành riêng cho cộng sự, không gian đỗ xe của cộng sự, tất cả những điều này sẽ hóa xa lạ như những nghi thức của một bộ lạc Amazon bị lãng quên, hay những giao dịch của một ngân hàng cuối thời Trung cổ, hay sự tính toán thận trọng, phức tạp, lòng vòng của Railway Clearing House.
[1] Chỉ bốn công ty lớn về kiểm toán là: Deloitte, Ernst & Young (E&Y), PricewaterhouseCoopers (PwC) và Klynveld Peat Goerdeler (KPMG).
[2] Chỉ chính khách, chủ ngân hàng người Italy Lorenzo di Piero de' Medici (1449-1492).
[3] Piero Ngốc nghếch là một nhân vật xuấ hiện trong nhiều vở kịch câm của Italy vào thế kỷ 17, thường đại diện cho kẻ khờ khạo.
Bình luận