Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Kazuo Ishiguro: 'Tôi e con người không kiểm soát được AI'

Nhà văn đoạt Nobel lo ngại những nguy cơ tiềm ẩn khi robot trở nên phổ biến, chỉnh sửa gen trở thành điều bình thường, công nghệ sinh học càng lúc càng chạm tới tái tạo con người.

Klara and the Sun anh 1

Kazuo Ishiguro có quyền tự hào khi ông gặt hái được nhiều thành công trong văn chương từ rất sớm. Năm 27 tuổi ông nằm trong danh sách những tiểu thuyết gia người Anh xuất sắc được tạp chí Granta bình chọn (hai lần vào năm 1983 và 1993) cùng với Martin Amis, Ian McEwan và nhiều người khác.

Tiếp sau đó, ông được đề cử bốn lần và giành giải Booker cho tiểu thuyết Tàn ngày để lại năm 1989, cuốn sách sau đó đã được dựng thành phim năm 1993 và được đề cử tám giải Oscar.

Ishiguro tin rằng hầu hết tiểu thuyết xuất sắc đều được chấp bút khi các tác giả còn trẻ, 20 đến 30 tuổi. Chính Martin Amis (tác giả của Tiền - thư tuyệt mệnh) đã một lần nữa khẳng định luận điểm của Ishiguro, 30 tuổi là thời điểm quan trọng để viết tiểu thuyết.

Bất cứ khi nào có ai đặt câu hỏi về giải Nobel, Amis lặp đi lặp lại câu nói chuẩn mực của ông “Các nhà văn chiến thắng giải Nobel năm 60 tuổi chính là đang hưởng thụ thành quả gây dựng năm 30 tuổi”. “Có lẽ điều đó đúng với tôi bây giờ”, Ishiguro chia sẻ.

Người sáng tạo trong thế giới khép kín

Ishiguro là người sáng tạo tối thượng trong thế giới khép kín mà những nhân vật của ông bị giam hãm với nhiều hình thức. Ông chú ý đến từng tiểu tiết trong mỗi câu chuyện định hình phong cách gần như phô trương về một thế giới kì ảo nơi những cảm xúc cuộn trào dồn nén.

Klara and the Sun anh 2

Ishiguro tại giải thưởng Booker năm 1989, khi giành chiến thắng với Tàn ngày để lại. Ảnh: Getty.

Klara and the Sun, tiểu thuyết đầu tiên của Ishiguro sau khi giành được giải Nobel Văn chương, cũng không nằm ngoài phong cách sáng tác đó. Cuốn sách lấy bối cảnh ở một nước Mỹ giả tưởng, trong một tương lai không xác định, có một tình bạn nảy sinh giữa Klara và chủ nhân của cô, Josie.

Klara là một người nhân tạo với những phẩm chất xuất chúng, có óc quan sát, được bày bán trong cửa hàng. Cô ngày ngày không hề bỏ sót bất cứ hành vi nào của khách hàng cũng như người đi đường, lòng thầm hy vọng họ sẽ sớm mua cô về nhà.

Robot trong cuộc sống hiện nay đã trở nên dần phổ biến (như máy hút bụi), chỉnh sửa gen trở thành điều bình thường và những tiến bộ trong công nghệ sinh học càng lúc càng chạm tới tái tạo con người. “Đây không hẳn là những điều viễn tưởng”, Ishiguro nói.

“Chúng ta vẫn chỉ đang mê ngủ với những gì xảy ra hôm nay, tương lai vẫn còn nhiều điều phía trước. Trong thời đại big data, chúng ta có thể tổng hợp và sao chép tính cách của một người, để sau khi qua đời, họ dường như vẫn có thể tiếp tục một cuộc sống khác. Ví dụ như chúng ta có thể tìm hiểu xem họ sẽ gọi món gì về nhà, buổi hòa nhạc nào họ muốn xem hay họ sẽ nói gì khi ngồi vào bàn ăn sáng nếu lướt qua những tiêu đề báo mới nhất”, Ishiguro chia sẻ trên Guardian.

Ishiguro không hề ghé mắt qua một trang tiểu thuyết gần đây của Ian McEwan, cuốn Machines Like Me (tạm dịch Cỗ máy như tôi) hay Frankissstein của Jeanette Winterson, những cuốn sách có chủ đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo nhưng ở những góc độ khác nhau.

Klara and the Sun anh 3

Hai nhân vật trong bộ phim chuyển thể năm 2010 của Mãi đừng xa tôi. Ảnh: Electricliterature.

Sức mạnh vĩ đại của tình yêu

Trong Klara and the Sun, Klara vừa là một người máy chăm sóc cho Josie, vừa là “người” thay thế trong trường hợp cô bé qua đời. “Điều gì sẽ xảy ra với những thứ đầy xúc cảm như tình yêu trong thời đại chúng ta dần thay đổi quan niệm về cá tính con người?”, Ishiguro ngẫm nghĩ, “có một câu hỏi như này, nghe thì có vẻ rất hệ trọng, ‘liệu có thực sự tồn tại linh hồn ở con người hay không?’”.

Klara and the Sun triển khai những ý tưởng đã từng bị Mãi đừng xa tôi bỏ lại, cuốn tiểu thuyết năm 2005 của Ishiguro viết về ba người nhân bản vị thành niên bị phẫu thuật cướp nội tạng và chắc chắn không ai trong số họ sống qua 30 tuổi.

“Điều này không phải là thậm ngôn về tình trạng con người, tất cả chúng ta, không sớm thì muộn cũng sẽ mắc bệnh và chết đi một ngày nào đó”, ông chia sẻ.

Cả hai cuốn tiểu thuyết đều đưa ra một phương án, cho rằng cái chết có thể trì hoãn, hoặc bị đánh bại bởi một tình yêu đích thực, thứ mà con người phải trải qua nhiều thử thách mới có thể chứng minh.

Giống người lái thuyền với Axl và Beatrice trong Người khổng lồ ngủ quên, cuốn sách trước đây của ông, đã thể hiện cho ngay cả người không tin vào thế giới bên kia, về việc bên trong con người tồn tại một sức mạnh vĩ đại mang tên tình yêu.

Tác giả của những cuốn sách chứa nhiều yếu tố kỳ ảo cho rằng ông không thấy có vấn đề với việc lặp lại chủ đề trong sáng tác. “Các tiểu thuyết gia thường có cái nhìn bó hẹp về việc lặp lại. Tôi thấy điều đó là hoàn toàn hợp lí: Chúng ta chỉ xem những thứ cùng chủ đề với những gì đang viết khi cảm thấy điều đó chạm tới những gì ta muốn nói”.

Ishiguro dễ dàng giải quyết chuyện lặp ý tưởng trong mỗi sáng tác của ông, bằng cách thay đổi thời gian cũng như địa điểm hoặc thể loại. Ví dụ như When We Were Orphans (tạm dịch Chúng ta đều là trẻ mồ côi, tiểu thuyết trinh thám), Tàn ngày để lại (tiểu thuyết), The Unconsoled (tạm dịch Không khuây khỏa, truyện mang phong cách Kafka), Mãi đừng xa tôi (tiểu thuyết viễn tưởng phản địa đàng) và Người khổng lồ ngủ quên (huyền ảo phong cách Tolkien).

Klara and the Sun anh 4

Anthony Hopkins và Emma Thompson trong bộ phim chuyển thể năm 1993 của Tàn ngày để lại. Ảnh: Moviestore/REX.

Ishiguro luôn tìm cách tránh né báo chí hết sức có thể, ông thận trọng kể từ khi tên mình được vinh danh giành giải Nobel văn chương. Ông tự nhận xét bản thân là một nhà văn thiếu hụt khả năng sáng tác, thuộc thế hệ yếu kém về trí tuệ”.

Klara and the Sun không chỉ là những băn khoăn về biến đổi khí hậu mà còn những vấn đề khác như trí tuệ nhân tạo, biến đổi gen, dữ liệu khổng lồ và sự bình đẳng cũng như quyền dân chủ.

Cuốn sách là lần đầu tiên ông đề cập đến những vấn đề ấy, nhưng ông sẽ tiết chế tránh sa đà quá nhiều về những thứ đao to búa lớn trong khuôn khổ một câu chuyện dành cho thiếu nhi.

Ông cho rằng “bản chất của chủ nghĩa tư bản đang thay đổi mô hình chung. Tôi lo lắng rằng chúng ta sẽ không còn kiểm soát được những thứ như thế này nữa”. Tuy nhiên ông vẫn đặt niềm tin rằng Klara and the Sun sẽ được mọi người đón nhận như một cuốn tiểu thuyết vui vẻ, lạc quan. Thế nhưng “phải vẽ nên một thế giới bất ổn, người ta mới có thể cảm nhận được ánh sáng cũng như hơi ấm mặt trời, tác giả nhấn mạnh.

Số phận thương đau của những con người thời hậu chiến

Tác phẩm của Kazuo Ishiguro vẽ một Nhật Bản sau thế chiến thứ hai đau thương và cô độc. Nhưng sau tất thảy, điều đọng lại là một cuộc sống bình dị, thuần khiết và lắng đọng.

Hạnh Nguyễn

Bạn có thể quan tâm