Người dùng iOS ngày nay không còn nhu cầu jailbreak iPhone. Ảnh: Apple Insider. |
Kể từ khi chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt, người dùng đã tìm cách bẻ khóa (jailbreak) iPhone để tận dụng toàn bộ tính năng có trên hệ điều hành iOS. Năm 2007, phiên bản iOS được bẻ khóa đầu tiên đã cho phép người dùng thay đổi nhạc chuông, tải app từ bên thứ ba và tùy chỉnh màn hình nền.
Tuy nhiên, những năm gần đây, Apple dần học theo các tính năng từng chỉ có trong bản jailbreak và mang chúng lên iOS chính thức. Vì thế, người dùng dần không còn quan tâm đến phiên bản iOS bẻ khóa như trước đây.
Sự ra đời của jailbreak
Theo Android Authority, jailbreak là thủ thuật can thiệp các hệ điều hành đóng như iOS để giành “root access” (quyền truy cập gốc). Nhờ đó, người dùng có thể gỡ các lớp bảo mật hoặc hạn chế trong hệ thống.
Ở các phiên bản đầu tiên, iOS không có nhiều tiện ích như hiện nay. iPhone đời đầu không có tính năng sao chép, dán hay không thể kết nối với nhà mạng. Điều này khiến người dùng muốn phá vỡ những rào cản bảo mật của Apple, làm thuật ngữ “jailbreak” ra đời.
Khả năng bảo mật của iPhone ngày càng được được nâng cao nên việc tung ra các bản jailbreak ngày càng khó khăn. Ảnh: 9to5mac. |
Khi đó, các nhà phát triển đã tìm ra và lợi dụng lỗ hổng trong trình duyệt Safari của iPhone để cướp quyền truy cập vào hệ thống bên trong, sau đó cài ứng dụng bên thứ 3 hoặc thậm chí là kho ứng dụng bên ngoài vào thiết bị. Qua một thời gian, jailbreak còn được cải tiến thêm khi có thể cài emoji, thay đổi hình nền thanh trạng thái, màn hình khóa, thêm bàn phím ảo bên thứ ba…
Về phía Apple, hãng công nghệ luôn nghiêm cấm bẻ khóa, khẳng định sự can thiệp vào hệ thống sẽ ảnh hưởng đến khả năng bảo mật và vận hành bình thường của các thiết bị như iPhone, iPad và Apple TV. Điều này dường như đi ngược lại với cách làm của các hãng sản xuất smartphone Android như Samsung, Google khi họ cho phép người dùng vượt qua những rào cản của thiết bị để tải các ứng dụng chưa kiểm duyệt từ bên ngoài.
Táo khuyết thường xuyên công bố các bản cập nhật phần mềm để vá các lỗ hổng hoặc nguy cơ bị xâm nhập bởi các công cụ jailbreak. Họ cũng đưa ra các đề nghị hấp dẫn dành cho những chuyên viên bảo mật bên ngoài để họ tìm ra những lỗ hổng là bí mật báo cho Táo khuyết thay vì công bố rộng rãi. Chính điều này đã khiến cộng đồng jailbreak iOS đang ngày một thu hẹp.
Jailbreak trên iPhone ngày càng khó
Năm 2018, Cydia Store, ứng dụng chỉ dành cho các thiết bị bẻ khóa đã chính thức ngừng hoạt động. Việc đóng của Cydia Store gây ảnh hưởng đến cộng đồng các nhà phát triển. Hầu hết, nhà phát triển nền tảng đều sử dụng Cydia Store để mua các dịch vụ mà Apple Store không có, chẳng hạn như phần mềm ghi âm cuộc gọi trên iPhone, hay các bộ giao diện cho iOS.
Tuy nhiên, bất chấp sự ngăn cấm từ Apple, nhiều hacker vẫn cố gắng tìm các lỗ hổng trên thiết bị để jailbreak mà không bị hãng công nghệ phát hiện. Vì thế, dù bẻ khóa iPhone ngày càng khó, người dùng vẫn có thể làm được điều này ngay cả với những sản phẩm mới của Apple.
Cái chết của Cydia được cho đến từ việc các bản jailbreak cho iOS mới không còn xuất hiện trên Internet. Ảnh: iPhonehacks. |
Theo Android Authority, hiện jailbreak vẫn là một lựa chọn được nhiều người yêu thích vì sở hữu khả năng tùy biến đa dạng. Người dùng có thể tải các ứng dụng có tính năng mới của iOS như ẩn/hiện thanh điều hướng ngay cả trên những thiết bị cũ không được hỗ trợ hay Activator, cho phép tự do thay đổi chức năng của các phím cứng. Họ còn tải các ứng dụng của bên thứ 3 để hack game theo sở thích.
Jailbreak không chỉ đưa người dùng thoát khỏi hệ sinh thái đóng của Apple mà còn mang lại những cải tiến mới lên những thiết bị chạy iOS cũ, Android Authority nhận định.
Song, jailbreak cũng đi kèm những hạn chế nhất định. Không phải thiết bị nào cũng có bản jailbreak và đôi khi những bản vá lỗi mới nhất sẽ ngăn cản người dùng tải những bản bẻ khóa phù hợp.
Bên cạnh đó, một khi đồng ý cập nhật iOS mới, người dùng sẽ phải chấp nhận mất phiên bản jailbreak cũ. Họ còn phải chịu những rủi ro về bảo mật và sự ổn định của thiết bị. Sử dụng jailbreak đồng nghĩa là dữ liệu của họ sẽ không còn độ bảo mật cao như trước đây. Các ứng dụng ngân hàng hay trò chơi có tính năng chống gian lận có thể phát hiện thiết bị đã bị bẻ khóa và chặn người dùng.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn