Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ít nhất 10 bộ, ngành kiểm soát một dự án BOT

Trả lời thắc mắc về quy trình, thủ tục lập dự án BOT, đại diện Bộ Giao thông vận tải cho biết mỗi dự án đều được nghiên cứu kỹ, với sự tham gia của hơn 10 bộ ngành.

Chiều 2/6, Báo Giao thông tổ chức tọa đàm trực tuyến “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án BOT giao thông”. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cùng đại diện Bộ Tài chính, các chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư đã trả lời câu hỏi của độc giả.

Không lo thất thoát thu phí

- Gần đây, có những ý kiến hoài nghi về sự minh bạch của các dự án BOT đã triển khai. Quan điểm của Thứ trưởng Bộ GTVT về vấn đề này như thế nào?

- Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Có 5 vấn đề cần minh bạch cần quan tâm nhất, đó là chủ trương và quy mô thế nào? Lựa chọn nhà đầu tư ra sao?Tiếp đó là phương án tài chính của dự án, quá trình đầu tư xây dựng và thứ năm là thu phí hoàn vốn, chống thất thoát thế nào. Thời gian qua chúng ta có phần chưa thực sự quan tâm công khai những vấn đề này để người dân biết, nắm rõ để từ đó kiểm soát.

kiem soat mot du an BOT anh 1
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường.

Về chủ trương đầu tư, Quốc hội, Chính phủ đã có Nghị quyết về phát triển hạ tầng giao thông, trong đó đặc biệt khuyến khích thu hút vốn xã hội hóa, lựa chọn đầu tư các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng thiết yếu. Việc đầu tư mới và nâng cấp sẽ tập trung vào các tuyến cao tốc, còn cải tạo nâng cấp là các tuyến hiện có.

Làm BOT là làm tất cả các dự án giao thông, không riêng gì cao tốc. Phương án tài chính xây dựng trên cơ sở nguồn vốn vay tín dụng. Chủ đầu tư dự án loại này phải có 15 - 20% vốn chủ sở hữu, còn lại là vốn vay tín dụng.

Theo quy định, nhà đầu tư có năng lực thi công có thể tự thực hiện dự án, tự vay vốn ngân hàng . Nếu không đủ năng lực thì chọn nhà thầu để xây dựng dự án.

Để minh bạch thu phí hoàn vốn, hiện có nhiều cơ quan theo dõi, trong đó có Bộ GTVT, ngân hàng, cơ quan thuế, kiểm toán nhà nước, Bộ Tài chính… Vì thế, không phải quá lo lắng về việc thất thoát thu phí.

- Quy trình, thủ tục lập dự án BOT như thế nào, có phải vì vốn xã hội hóa nên rất dễ dãi hay không??

Ông Nguyễn Viết Huy - Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban PPP Bộ GTVT: Tất cả các khâu từ chủ trương đầu tư, quá trình triển khai xây dựng, khai thác vận hành dự án BOT và BT đều được thực hiện chặt chẽ.

kiem soat mot du an BOT anh 2
Dự án trên quốc lộ 1A tránh ngập đoạn qua 2 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy (Quảng Bình).

Danh mục đầu tư các dự án phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Sau đó, Bộ GTVT công bố công khai danh mục dự án để nhà đầu tư tìm hiểu. Khi quyết định chủ trương đầu tư thì phải có đầy đủ các bộ ngành tham gia và chính quyền địa phương…

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư được tiến hành công khai, minh bạch đáp ứng được yêu cầu về tài chính, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Tuy số lượng nhà đầu tư mà áp dụng cơ chế chỉ định thầu hay đấu thầu rộng rãi.

Hợp đồng chính thức giữa Bộ GTVT và nhà đầu tư chỉ được ký kết khi dự án được Bộ Kế hoạch & Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời nhà đầu tư phải góp đủ vốn chủ sở hữu và ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng theo quy định.

Thông thường mỗi một dự án BOT có sự sự tham gia của hơn 10 đầu mối các bộ ngành.

kiem soat mot du an BOT anh 3

- Hiện các nhà đầu tư dự án BOT chủ yếu là trong nước. Vậy Bộ GTVT có quan tâm mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài? Vì sao, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhưng chưa có dự án nào được thực hiện?

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Chúng ta mong muốn kêu gọi đầu tư BOT với cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, hoặc nhà đầu tư nước ngoài liên danh trong nước. Nhưng đến nay, các dự án mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện gần như chưa có. Điều này do trong quá trình thực hiện, các nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm đến sự đóng góp của Nhà nước vào dự án.

Hơn nữa, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bằng ngoại tệ nhưng sau đó lại thu bằng tiền Việt, nên họ muốn có sự bảo lãnh về việc chuyển đổi ngoại tệ để bảo đảm lợi ích. Điều này chúng ta chưa làm được.

Mực phí BOT nằm trong khung quy định

- Đi đường cải tạo nâng cấp hay đường làm mới hoàn toàn cũng bị thu 35.000 đồng, như vậy có hợp lý không?

kiem soat mot du an BOT anh 4
Ông Lê Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng vụ Đầu tư Bộ Tài chính.

Ông Lê Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính: Tôi chia sẻ với băn khoăn về mức phí dự án BOT từ người dân. Bộ Tài chính ban hành mức khung thu phí đối với từng dự án cụ thể dựa trên cơ sở tính toán từng chi phí đầu tư, lưu lượng phương tiện chạy qua đảm bảo phương án thu khả thi cho chủ đầu tư.

Dự án làm mới hay tăng cường (thảm mặt đường) đều là hoạt động đầu tư được tính toán trên cơ sở phí đầu tư và lưu lượng. Bộ GTVT có trách nhiệm xây dựng kịch bản đàm phán thống nhất mức phí đối với chủ đầu tư. Bộ Tài chính sẽ ra quyết định mức phí với dự án.

- Phí BOT vừa rồi tăng cao khiến người dân bức xúc, mức phí 35.000 - 40.000 đồng được xác định trên cơ sở nào?

Ông Phạm Huy Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính (Bộ GTVT): Mức phí của các dự án BOT được xây dựng trên cơ sở Thông tư 159/2013 của Bộ Tài chính. Ngay từ thời điểm lập dự án, đơn vị tư vấn phải tính toán đưa ra mức phí dự kiến cho từng loại phương tiện căn cứ vào tổng mức đầu tư, lưu lượng xe, thời gian hoàn vốn, chỉ số trượt giá…

Sau khi dự án chuẩn bị hoàn thành, trên cơ sở hợp đồng BOT đã ký, Bộ Tài chính sẽ ban hành thông tư thu phí áp dụng riêng cho từng trạm nhưng phải nằm trong khung mức phí của thông tư 159. Căn cứ trên cơ sở lưu lượng xe thực tế, Bộ GTVT sẽ tiến hành điều chỉnh mức phí và thời gian thu phí của các dự án.

- Thực tế đã có dự án nào điều chỉnh giảm thời gian thu phí xuống so với hợp đồng chưa, thưa ông?

Ông Phạm Huy Hiếu: Chắc chắn sẽ có dự án sẽ rút ngắn thời gian thu phí. Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các Ban QLDA phối hợp với các nhà đầu tư để rà soát, tính toán chi phí đầu tư thực tế của dự án. Trên cơ sở đó, sau khi có kết quả, Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu để báo cáo Chính phủ về việc điều chỉnh mức phí, thời gian thu phí của các dự án BOT.

kiem soat mot du an BOT anh 5
Đường Hồ Chí Minh qua Gia Lai được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT.

Phí chồng phí?

- Vì sao đường đầu tư mới với đường nâng cấp, cải tạo cũng thu phí như nhau?

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Nhà đầu tư đầu tư vào dự án đều mong được hoàn vốn sớm nhất. Như xe tiêu chuẩn hiện nay là 35.000 đồng, nhưng xây dựng khác nâng cấp. Nâng cấp ít tiền hơn thì thời gian hoàn vốn ít hơn.

Đối với những dự án nâng cấp, nếu mức phí thấp hơn, thời gian thu phí dài hơn. Điều này còn phụ thuộc vào các ngân hàng cho vay. Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu theo hướng quy định, phí thấp nhưng kéo dài thời gian.

kiem soat mot du an BOT anh 6
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng xây dựng theo hình thức BOT.

- Chúng tôi vẫn nộp tiền Quỹ bảo trì đường bộ thường xuyên trong khi ngày càng có nhiều dự án BOT tự thu tự chi trả tiền bảo trì, như vậy việc nộp phí cho Quỹ bảo trì đường bộ có thừa không, có tình trạng phí chồng phí hay không?

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Những năm gần đây, Bộ GTVT đã trả lời rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề này. Năm 2013, chúng ta bắt đầu triển khai thu Quỹ BTĐB. Việc này được giao Quỹ BTĐB TƯ và các địa phương cùng thực hiện.

Tuy nhiên tôi khẳng định một lần nữa là tiền từ Quỹ BTĐB không dùng cho bảo trì đường BOT nên không có chuyện phí chồng phí. Độc giả và người dân yên tâm là phí BTĐB được chi vào đâu đều được Tổng cục ĐBVN, Bộ GTVT, Bộ Tài chính công khai số tiền chi vào những công trình, dự án nào. Hằng năm, Kiểm toán NN cũng kiểm toán rất chặt chẽ. Nếu chi sai, yêu cầu xuất toán ngay.

Vì sao 100 km cao tốc có tới 4 trạm thu phí?

Chiều 20/5, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã tham dự buổi Toạ đàm “Minh bạch thu phí dự án BOT giao thông” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.


Tùng Lâm (Lược ghi)

Bạn có thể quan tâm