Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

IS đối mặt với nguy cơ cạn tiền

Các nhà phân tích nhận định Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang tiêu tốn rất nhiều tiền và gặp khó khăn trong việc tăng nguồn tài chính để duy trì hoạt động.

Ảnh: NBC News
Các phiến quân của IS. Ảnh: NBC News

Phân tích mới của cộng đồng tình báo Mỹ cho thấy, Nhà nước Hồi giáo tự  xưng (IS) là nhóm khủng bố giàu nhất thế giới nhờ vào lần đánh cắp hàng trăm triệu USD từ ngân hàng trung ương Iraq năm 2014.

Nhiều quan chức nghi ngờ, số tiền đó có thể lên tới 400 triệu USD. Phi vụ khiến IS trở thành nhóm khủng bố Hồi giáo giàu nhất lịch sử, hơn cả tổ chức khét tiếng al-Qaeda trước vụ 11/9.

Số tiền đánh cắp từ các ngân hàng chiếm phần lớn nguồn ngân quỹ của IS. Trong khi đó, doanh thu từ vận chuyển dầu trái phép qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, tống tiền và các khoản “thuế” cũng đem lại nguồn thu cho tổ chức cực đoan này.

Rót nhiều tiền để duy trì hoạt động 

Khói bốc lên sau một đợt không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhằm vào các mục tiêu IS. Ảnh: AP
Khói bốc lên sau một đợt không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhằm vào các mục tiêu IS. Ảnh: AP

Để duy trì hoạt động của “vương quốc Hồi giáo” và một cuộc chiến trên bộ, IS phải tốn một khoản chi phí lớn.  

Các chuyên gia phân tích của Mỹ nhận định rằng, IS đang tiêu tiền một cách nhanh chóng. Lực lượng này đang “đốt” tiền vào các hoạt động tại thành phố Mosul.  

IS dùng số tiền lấy cắp từ ngân hàng trung ương Iraq để trả lương cho các phiến quân khi lực lượng này đổ tới Mosul và nắm quyền kiểm soát các chi nhánh tại địa phương từ cuối tháng 6/2014.

“Họ đang dùng số tiền cướp được để trả lương cho các phiến quân, nhân viên dân sự và quản lý vương quốc Hồi giáo”,  Michael Sheehan, chủ tịch điều hành của Trung tâm chống khủng bố có trụ sở tại West Point (Mỹ), cho hay.

Số liệu của tình báo Mỹ cho thấy, IS đang điều hành khoảng 20.000 tới 31.000 phiến quân. Do vậy, số tiền mà tổ chức này phải trả cho "nhân viên" không hề nhỏ.

Nguy cơ khủng hoảng

Theo giới phân tích, IS đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính khi số tiền cần cho hoạt động tăng lên và các nguồn thu nhập khác dần cạn kiệt. Dù vậy, nhóm có nguồn thu khác từ dầu mỏ, các khoản hỗ trợ từ nhiều tổ chức, số tiền thu được từ những người Cơ đốc giáo và hoạt động bắt cóc con tin. 

Theo NBC News, khi IS giành quyền kiểm soát tại nhiều khu vực rộng lớn ở Syria và Iraq vào mùa hè năm 2014, Cơ quan Năng lượng quốc tế ước tính, tổ chức này có thể sản xuất tới 3 triệu thùng dầu và vận chuyển khoảng 30.000 thùng một ngày.

Tuy nhiên, các cuộc không kích của Mỹ, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã làm giảm đáng kể hoạt động sản xuất dầu lậu của IS. Nhiều đợt không kích gần đây của liên quân đã phá tan các kho chứa và khu lọc dầu. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cũng bắt đầu dừng hoạt động chuyển dầu qua biên giới.

Sự sụt giảm mạnh mẽ của giá dầu thế giới cũng là trở ngại đối với chiến lược xuất dầu của IS. Năm ngoái, IS vận chuyển khoảng 25.000 thùng/ngày qua biên giới và bán trên thị trường chợ đen với giá thấp nhất là 25 USD/thùng. Nhưng do giá mỗi thùng dầu hiện tại ít hơn 50 USD, hoạt động xuất dầu của IS trở nên kém hấp dẫn.

"IS gặp khó khăn trong việc vận chuyển các sản phẩm. Hoạt động xuất dầu, chủ yếu là dầu thô, đang ở mức tệ hại", một nhà phân tích khẳng định.

IS có thể tan rã vì đấu đá nội bộ?

Các chiến binh thường xuyên bất đồng, tay súng nước ngoài đào tẩu, thất bại liên tục ở chiến trường là những dấu hiệu có thể dẫn đến sự sụp đổ của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

IS dọa giết 100 lính Mỹ

Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vừa tung tên, địa chỉ và ảnh của 100 binh sĩ Mỹ, đồng thời kêu gọi "anh em sinh sống ở Mỹ" tiêu diệt họ.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm