Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Iran sơ tán công dân khỏi Syria

Iran hôm 6/12 đã bắt đầu sơ tán các quan chức, binh sĩ và công dân khỏi Syria, New York Times dẫn nguồn tin từ các quan chức Iran và khu vực.

Binh sĩ thuộc lực lượng nổi dậy Syria tại tỉnh Aleppo trong những ngày đầu của chiến dịch tấn công lực lượng chính phủ. Ảnh: Reuters.

Những người được sơ tán bao gồm các chỉ huy cấp cao của lực lượng Quds - lực lượng hoạt động tại nước ngoài của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), các binh sĩ bảo vệ, một số nhà ngoại giao và gia đình, cũng như các công dân Iran khác.

Lệnh sơ tán đã được ban bố tại Đại sứ quán Iran tại Damascus và các căn cứ của IRGC, các nguồn tin cho biết. Một số người sẽ bay thẳng tới Tehran, trong khi số khác di chuyển bằng đường bộ tới Lebanon, Iraq hoặc cảng Latakia của Syria.

“Iran đã bắt đầu sơ tán lực lượng và binh sĩ vì chúng tôi không thể chiến đấu với tư cách cố vấn và lực lượng hỗ trở nếu bản thân quân đội Syria không muốn chiến đấu”, ông Mehdi Rahmati, chuyên gia phân tích người Iran, trả lời phỏng vấn New York Times.

“Điều cốt lõi”, ông nói thêm, “là Iran đã nhận ra rằng họ không thể quản lý tình hình ở Syria lúc này bằng hoạt động quân sự. Lựa chọn này đã bị loại bỏ”.

Quyết định của Iran được đưa ra trong bối cảnh lực lượng đối lập Syria đang mở cuộc tấn công lớn nhằm vào lực lượng chính phủ. Chỉ trong vài ngày, hàng loạt thành phố lớn như Aleppo và Hama đã bị quân nổi dậy chiếm giữ. Thành phố miền đông Deir al-Zour cũng đã bị lực lượng người Kurd kiểm soát sau khi lực lượng chính phủ và dân quân thân Iran rút lui.

“Syria đang trên bờ vực sụp đổ và chúng ta đang bình tĩnh theo dõi”, ông Ahmad Naderi, nghị sĩ Quốc hội Iran, viết trên mạng xã hội hôm 6/12. Ông tuyên bố nếu Damascus thất thủ, Iran sẽ mất đi ảnh hưởng tại Iraq và Lebanon.

“Tôi không hiểu lý do chúng ta không hành động nhưng dù gì đi chăng nữa, điều này không tốt cho đất nước”, ông Naderi nói.

Vấn đề Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...

Hà Thủy

Bạn có thể quan tâm