Apple được báo cáo rằng đang làm việc với FBI để mở khóa chiếc iPhone của tên sát nhân trong vụ thảm sát tại San Bernardino.
Tuy nhiên, theo tờ The New York Times, các thiết bị iOS trong tương lai sẽ khó bị đột nhập hơn. Phiên bản hệ điều hành tiếp theo sẽ được thiết kế tính năng bảo mật ngăn chặn FBI hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có ý định xâm nhập trái phép vào các thiết bị di động của hãng. Các kỹ sư của Apple đang phát triển hàng loạt các biện pháp bảo mật.
Apple đang nỗ lực để khiến iPhone trở nên "bất khả xâm phạm". |
Nếu Apple thành công trong việc loại bỏ các lỗ hổng bảo mật trên iOS thì việc hack iPhone sẽ là điều không tưởng dù các cơ quan quản lý nhận được sự hỗ trợ từ phía Apple.
Tuy nhiên, điều này có thể khiến xảy ra cuộc chiến pháp lý trong tương lai cũng như căng thẳng giữa chính quyền và các công ty công nghệ như Apple. Không loại trừ khả năng, các nhà lập pháp Mỹ sẽ tạo ra các bộ luật yêu cầu thung lũng Silicon phải hợp tác với cơ quan điều tra tương tự các nhà cung cấp viễn thông. (Bộ luật này yêu cầu các hãng viễn thông phải hợp tác với chính phủ Mỹ trong một số trường hợp).
Tim Cook muốn trao đổi với Tổng thống Obama về vấn đề này. |
Apple lo sợ rằng việc hack vào chiếc iPhone của tên khủng bố sẽ tạo ra tiền lệ xấu, khiến hãng phải chịu áp lực từ FBI và chính phủ nước ngoài trong việc xâm phạm vào thiết bị của người dùng trong tương lai. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng cũng như tổn hại đến thương hiệu Táo khuyết. Tài liệu của tòa án Mỹ cho biết, chính phủ đã yêu cầu hãng xâm nhập 13 thiết bị khác nhau trong lãnh thổ nước Mỹ.
Cuộc chiến giữa Apple và chính phủ Mỹ về việc mở khóa iPhone trở thành vấn đề an ninh mạng nóng nhất hiện nay. CEO Tim Cook tỏ ra khá cứng rắn với yêu cầu của tòa án Liên bang Mỹ. Trong khi, cuộc khảo sát gần đây cho thấy, người dân nước này nghiêng về phía chính phủ trong việc mở khóa iPhone.