Dù có kích thước gấp 100 lần bình thường, chiếc iPhone này vẫn có gần như tất cả đặc điểm thiết kế, chức năng giống iPhone của Apple. Ảnh: MrWhoseTheBoss. |
Chủ nhân 2 kênh YouTube Matthew Perks (chủ kênh DIY Perks) và Arun Maini (chủ kênh MrWhoseTheBoss) đã thực hiện một dự án hoành tráng, tạo ra bản sao iPhone 15 Pro Max với kích thước khổng lồ. Chiếc iPhone này cao 6,74 feet (khoảng 2 m), nặng tới 200 kg, và chính thức đạt kỷ lục Guinness cho chiếc smartphone lớn nhất thế giới.
Màn hình cảm ứng làm từ TV, camera là máy DSLR
Theo Guiness World Records, cảm hứng tạo ra iPhone cỡ đại này bắt đầu từ cột mốc mới trong sự nghiệp YouTube của Maini. Sau nhiều năm làm nội dung về công nghệ, anh đã sở hữu 19,4 triệu người đăng ký, vượt qua số lượng người theo dõi trên kênh YouTube chính thức của Apple.
Để kỷ niệm thành tựu này, anh muốn làm một điều gì đó thật đặc biệt. Ý tưởng của anh là dựng chiếc iPhone lớn nhất và mạnh nhất từng có. Maini và Perks đã bắt tay với nhau, tận dụng thế mạnh cá nhân như giỏi làm đồ DIY và am hiểu sản phẩm công nghệ tiêu dùng.
Thử thách đầu tiên và cũng có lẽ là khó khăn nhất chính là màn hình. Một chiếc điện thoại không thể thiếu màn hình, nhưng đối với một chiếc iPhone bản phóng to, họ cần một màn hình khổng lồ.
Matthew Perks và Arun Maini bên chiếc iPhone khổng lồ. Ảnh: MrWhoseTheBoss. |
Sau khi nghiên cứu, Perks quyết định sử dụng một chiếc TV OLED LG Signature 88 inch làm màn hình iPhone. Tuy đã đủ diện tích hiển thị, họ vẫn còn thách thức là biến chiếc TV này thành một màn hình cảm ứng thật nhạy.
Để làm được điều này, Perks đã đặt làm riêng một miếng touch foil. Đây là một lớp màng mỏng có khả năng nhận diện cảm ứng để phủ lên màn hình.
Việc lắp touch foil không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi quá trình căn chỉnh chính xác và cần phải sử dụng keo trong suốt quang học, sau đó được cố định bằng keo epoxy UV để đảm bảo không bị dịch chuyển. Quá trình này biến chiếc TV thành một màn hình cảm ứng khổng lồ, cho phép người dùng tương tác hệt như với một chiếc iPhone thông thường.
Sau khi hoàn thành phần màn hình, bộ đôi YouTuber phải giải quyết vấn đề tiếp theo là khung viền và các linh kiện bên trong điện thoại. Việc chế tạo một khung đủ mạnh để nâng đỡ một thiết bị lớn như vậy đòi hỏi khâu chế tác chính xác tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Chiếc iPhone lớn nhất thế giới được thử nghiệm ngoài đường phố London. Ảnh: MrWhoseTheBoss. |
Perks đã tạo ra một khung nhôm, có thanh hỗ trợ hình chữ thập để thiết bị đứng vững, đồng thời gắn cả bộ máy vào một giá đỡ khổng lồ có thể xoay mà không gây áp lực quá lớn lên cấu trúc tổng.
Khung này cũng phải chứa các linh kiện phóng to của iPhone như loa, nút bấm và cụm camera.
Một trong những tính năng nổi bật của iPhone 15 Pro Max là hệ thống camera tiên tiến. Đây cũng là một thách thức không nhỏ cho một chiếc smartphone lớn như vậy.
Để mô phỏng ống kính tele của Apple, Perks đã sử dụng hai chiếc máy ảnh cao cấp: Canon EOS R5 và Sony RX10 Mark 4.
Những máy ảnh này được gắn vào cụm camera của bản sao, giúp chiếc iPhone khổng lồ hoàn toàn có thể chụp ảnh chất lượng cao giống như phiên bản gốc. Việc sử dụng máy ảnh chuyên nghiệp đã làm chi phí của dự án tăng lên, nhưng là điều cần thiết để duy trì tính năng và chất lượng của bản sao.
Nghe gọi, thanh toán như iPhone thật
Với phần mềm, 2 YouTuber tiếp tục đối mặt với một khó khăn mới: hệ điều hành iOS của Apple là mã nguồn đóng, có nghĩa là họ không thể cài đặt nó lên chiếc iPhone khổng lồ này. Thay vào đó, họ sử dụng Android và cài đặt Bliss OS, một hệ điều hành mã nguồn mở có thể tùy chỉnh để giả lập giao diện người dùng của iPhone.
Nhờ đó, họ đã sao chép được giao diện và thao tác trên màn hình chính iPhone, bao gồm các biểu tượng ứng dụng và các cử chỉ điều khiển. Mặc dù không phải là iOS, bản tùy biến này cũng khá giống iPhone thật. Họ thậm chí còn cài đặt trò chơi Flappy Bird lên điện thoại - tựa game đã bị gỡ bỏ khỏi App Store gần một thập kỷ trước.
Chiếc iPhone được ghi vào lịch sử Guiness. Ảnh: Guiness World Records. |
Sau khi hoàn thành, Maini đã mang điện thoại ra đường phố London để thử nghiệm trong điều kiện thực tế. Điều bất ngờ là điện thoại hoàn toàn hoạt động được, có thể thực hiện tất cả tác vụ mà người dùng cần ở một chiếc smartphone.
Nó có thể gọi video, gửi email và thậm chí thực hiện các giao dịch thanh toán tap-to-pay. Điện thoại còn có đèn pin và cổng sạc khớp với cáp USB-C lớn nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, việc chế tạo một thiết bị khổng lồ như vậy đi kèm với chi phí đáng kể. Tổng chi phí của dự án ước tính khoảng 70.000 USD, một khoản đầu tư lớn cho một video YouTube.
Thành tựu này đã giúp 2 YouTuber xuất hiện trong sách kỷ lục Guinness. Đối với Maini, dự án này là một khoảnh khắc khó quen. Khi còn nhỏ, anh từng dành hàng giờ nghiên cứu sách kỷ lục Guinness trong thư viện, say mê những thành tựu phi thường bên trong. Giờ đây, anh đã có một kỷ lục “phi thực tế” của riêng mình.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn