Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Indonesia, Malaysia vận động ASEAN họp khẩn về binh biến Myanmar

Lãnh đạo Malaysia và Indonesia đang vận động ASEAN triệu tập phiên họp đặc biệt cấp ngoại trưởng về tình hình Myanmar sau cuộc binh biến ngày 1/2.

Sau cuộc gặp với Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 5/2 thông báo ngoại trưởng hai nước đã đề nghị tham vấn với Brunei - nước đang giữ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2021.

Chính phủ Malaysia và Indonesia mong muốn ASEAN triệu tập phiên họp đặc biệt về vấn đề Myanmar.

Quân đội Myanmar ngày 1/2 đã ban bố tình trạng khẩn cấp, bắt giữ các lãnh đạo dân cử và giành lại quyền lực từ đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi. Vụ việc diễn ra sau khi quân đội cáo buộc cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020 xảy ra gian lận.

Thủ tướng Muhyiddin gọi cuộc binh biến là "một bước lùi đối với tiến trình dân chủ" tại Myanmar, theo Reuters.

ASEAN hop khan ve binh bien Myanmar anh 1

Xe bọc thép xuất hiện trên đường phố Mandalay ở Myanmar ngày 3/2. Ảnh: Reuters.

Các phiên họp đặc biệt cấp ngoại trưởng của ASEAN rất hiếm khi diễn ra. Trong thông cáo đầu tuần này, Brunei cho biết ASEAN đang theo dõi kỹ lưỡng diễn biến tại Myanmar.

"Chúng tôi xin nhắc lại các mục tiêu và nguyên tắc đã được khắc ghi trong Hiến chương ASEAN, bao gồm việc tuân thủ các nguyên tắc về dân chủ, pháp quyền và quản trị nhà nước tốt, tôn trọng và bảo vệ những quyền con người và quyền tự do cơ bản", phía Brunei nêu trong "Thông cáo chủ tịch ASEAN về những diễn biến tại Myanmar" ngày 1/2.

"Chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh rằng ổn định chính trị của các nước thành viên ASEAN là yếu tố cần thiết cho mục tiêu một Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng", thông cáo cho biết. "Chúng tôi khuyến khích (các bên) nỗ lực đối thoại, hòa giải và khôi phục tình trạng bình thường theo đúng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân Myanmar".

Myanmar trở thành điểm nóng mới của đối đầu Mỹ - Trung

Mỹ định hình hướng cách tiếp cận với Myanmar là thúc đẩy dân chủ. Trong khi đó, tập trung chính sách của Bắc Kinh phần lớn là kinh tế và lợi ích chiến lược.

'Cánh tay phải' của bà Aung San Suu Kyi bị bắt trong đêm

Trợ lý thân cận của nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi đã bị bắt hôm 5/2, vài ngày sau vụ chính biến của các tướng lĩnh đưa đất nước quay trở lại chế độ quân quản.

Tổng thống Biden kêu gọi quân đội Myanmar từ bỏ quyền lực

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 4/2 kêu gọi các tướng lĩnh Myanmar "từ bỏ quyền lực" và yêu cầu họ trả tự do cho các lãnh đạo dân sự bị giam giữ trong cuộc chính biến.

Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm