Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

IDC: Apple bị Xiaomi qua mặt ở thị trường thiết bị đeo tay

Với 11,6 triệu chiếc Apple Watch xuất xưởng trong năm 2015, Apple chiếm 14,9% thị trường thiết bị đeo, đứng vị trí thứ 3 sau Fitbit và Xiaomi.

Thống kê thị phần thiết bị đeo trong năm 2015 của IDC. 

Theo một thống kê của công ty nghiên cứu thị trường IDC, sau 9 tháng bán ra chiếc smartwatch Apple Watch, "Táo khuyết" đạt doanh số 11,6 triệu sản phẩm được xuất xưởng. 

Doanh số này giúp Apple đứng vị trí thứ 3 trên thị trường thiết bị đeo, với thị phần 14,9%. Xiaomi là cái tên xếp thứ 2, và Fitbit là hãng đầu bảng. Đáng chú ý, doanh số bán của Fitbit cao hơn khá nhiều so với Apple, khi công ty này xuất xưởng được tới 21 triệu thiết bị trong năm 2015.

Thị trường thiết bị đeo, bao gồm các thiết bị theo dõi sức khỏe và smartwatch, tăng trưởng 172% trong năm ngoái, với lượng sản phẩm xuất xưởng được đạt 78,1 triệu đơn vị. Sức tăng trưởng này phần lớn nhờ các thiết bị đeo giá rẻ đến từ Fitbit, cũng như từ các sản phẩm cao cấp hơn như Apple Watch - IDC nhận định.

Theo thống kê có hơn 1/3 trong tổng doanh số của dòng thiết bị này trong năm 2015 được tiêu thụ trong quý IV, tăng 127% so với mùa mua sắm năm 2014.

Đồng hồ Apple Wacht. 

Nghiên cứu của IDC cũng chỉ ra rằng, thiết bị đeo cuối cùng cũng đã trở thành một thiết bị được đón nhận rộng rãi. "Thiết bị đeo giờ không chỉ dành cho người sành công nghệ và những người ưa thích khám phá công nghệ mới.

Thị trường này sẽ có chỗ đứng và tiếp cận được cả người dùng phổ thông. Cũng vì chưa thâm nhập hoàn toàn vào thị trường phổ thông, tiềm năng phát triển của nó là rất lớn và trải dài ở nhiều yếu tố: nhà sản xuất mới, kiểu dáng mới, app, và mục đích sử dụng" - Ramon Llamas, một quản lý nghiên cứu phụ trách mảng thiết bị đeo của IDC, nhận định. 

Fitbit vẫn là cái tên đầu bảng ở thị trường thiết bị đeo toàn cầu, chiếm hơn 1/4 toàn bộ doanh số. Trong khi đó, Apple hiện chưa có bất kỳ công bố chính thức nào về doanh số Apple Watch, bởi vậy, chúng ta chỉ có thể đánh giá "sức khỏe" của thiết bị này thông qua các công ty nghiên cứu thị trường như IDC.

Theo IDC, việc smartwatch thế hệ đầu tiên của Apple không quá thu hút khách hàng do nó không được tích hợp sâu với các nền tảng phần mềm mới của công ty. "Sự kỳ vọng của người dùng vào thế hệ Apple Watch đầu tiên là cao hơn (so với những gì Apple làm được). Người dùng muốn nó được tích hợp sâu với các nền tảng như HealthKit, ResearchKit, WatchKit, và watchOS 2" - IDC cho biết.

Nghiên cứu của IDC cũng chỉ ra rằng, thiết bị đeo cuối cùng cũng đã trở thành một thiết bị được đón nhận rộng rãi. "Thiết bị đeo giờ không chỉ dành cho người sành công nghệ và những người ưa thích khám phá công nghệ mới.

Thị trường này sẽ có chỗ đứng và tiếp cận được cả người dùng phổ thông. Cũng vì chưa thâm nhập hoàn toàn vào thị trường phổ thông, tiềm năng phát triển của nó là rất lớn và trải dài ở nhiều yếu tố: nhà sản xuất mới, kiểu dáng mới, app, và mục đích sử dụng" - Ramon Llamas, một quản lý nghiên cứu phụ trách mảng thiết bị đeo của IDC, nhận định. 

http://ictnews.vn/the-gioi-so/phu-kien/idc-apple-bi-xiaomi-qua-mat-o-thi-truong-thiet-bi-deo-135778.ict

Theo MT/ICTNews

Bạn có thể quan tâm