Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tìm thấy con bị bắt cóc sau 25 năm nhờ AI

Một chàng trai Trung Quốc bị bắt cóc từ nhỏ đã tìm lại bố mẹ ruột của mình nhờ công nghệ nhận gương mặt.

Cặp bố mẹ đã tìm con trai trong tuyệt vọng suốt 25 năm trời. Ảnh: Weibo.

Người đàn ông may mắn trong câu chuyện trên là Xie Qingshuai. Anh đã bị bắt cóc và thất lạc gia đình khi chưa đầy 100 ngày tuổi.

Theo Sixth Tone, bố mẹ anh đã tìm con suốt cả thập kỷ, từ thành phố Hình Đài (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) đến các tỉnh lân cận và cuối cùng là khắp cả nước. Họ treo thưởng 200.000 nhân dân tệ cho bất cứ ai cung cấp thông tin liên quan đến con mình và 1 triệu nhân dân tệ cho người tìm thấy cậu.

Sau 25 năm, hành trình tìm con của cặp bố mẹ cũng có cái kết viên mãn. Hôm 27/11, cảnh sát tỉnh Hà Bắc đã tìm ra Xie Qingshuai nhờ phần mềm nhận diện khuôn mặt của công ty AI - Deepglint - ở Bắc Kinh. Gia đình đã đoàn tụ với nhau ở thành phố Hình Đài. Nói với báo chí, bố mẹ Xie cho biết đây là khoảnh khắc họ đã đợi chờ suốt 25 năm qua. Gia đình đã kiểm tra ADN vào ngày 28/11 và xác nhận anh đúng là đứa con thất lạc của mình.

Theo Sixth Tone, Xie Qingshuai hiện làm trong ngành nội thất ở thành phố Thành Đô (tỉnh Đài Bắc). Nhưng mọi chuyện xảy ra quá đột ngột nên chàng trai nói rằng mình cần thời gian để tiếp nhận mọi chuyện.

Tim con mat tich AI anh 1

Công nghệ AI ngày càng được ứng dụng nhiều để tìm người thân thất lạc. Ảnh: China Daily.

Trên Weibo, công ty AI Deepglint đã giải thích chi tiết về thuật toán nhận diện khuôn mặt họ đã dùng để tìm ra đứa con thất lạc cho gia đình này. Theo họ, hầu hết trẻ em bị bắt cóc từ khi còn nhỏ đều có ngoại hình thay đổi rất nhiều so với trước đây. Điều này gây khó khăn cho cảnh sát khi tìm kiếm trẻ thất lạc.

Nhằm khắc phục hạn chế này, thuật toán của Deepglint sẽ dựa vào quan hệ huyết thống, tìm ra những điểm tương đồng đặc trưng trên khuôn mặt bố mẹ và con cái. Mặc dù vẫn còn thiếu thông tin về ngoại hình hiện tại của người mất tích, cách làm này giúp thu hẹp khoảng tìm kiếm và tăng xác suất chính xác.

“Trong trường hợp của Xie, chúng tôi đã sử dụng hình ảnh của bố mẹ và cậu con trai lớn để so sánh. Cuối cùng, chúng tôi tìm thấy Xie Qingshuai nằm trong top 5 người giống nhất”, công ty AI cho biết. Đây cũng là gia đình thứ 4 được Deepglint hỗ trợ tìm người thân thất lạc trong vòng 6 tháng trở lại.

Theo Sixth Tone, trong những năm gần đây, công nghệ nhận diện khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo đã trở thành công cụ đắc lực khi tìm kiếm trẻ thất lạc hoặc bị bắt cóc ở Trung Quốc. Năm 2017, ông lớn Baidu đã hợp tác với nền tảng tìm bố mẹ “Baby Come Home” để phát triển hệ thống so sánh khuôn mặt giữa phụ huynh và con cái trong 20.000 mẫu thông tin khác nhau.

Một năm sau, tập đoàn tiếp tục ra mắt tính năng so sánh khuôn mặt, cho phép người dùng đăng tải hình ảnh người thân bị thất lạc của mình. Phòng nghiên cứu của Tencent cũng đang phát triển công nghệ tương tự nhằm giúp cảnh sát tìm người mất tích. Theo số liệu từ China Daily, hệ thống nhận diện khuôn mặt của Tencent đã tìm ra hơn 500 người trong vòng 6 tháng qua.

Những câu hỏi chúng ta phải đối mặt trong thế giới AI

Chúng ta có rất nhiều câu hỏi về thế giới AI, mà đó đều là những nghi hoặc không dễ có ngay đáp án.

Cuốn sách Thời đại AI - Và tương lai loài người chúng ta trình bày cách AI làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tri thức, chính trị và xã hội. Mục tiêu tối thượng của cuốn sách này là giải thích về AI và cung cấp cho độc giả những câu hỏi mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những năm tới lẫn bộ công cụ để bắt đầu trả lời chúng.

AI thế nào sau một năm thay đổi thế giới

ChatGPT là ứng dụng AI đầu tiên thu hút hàng trăm triệu người dùng, tuy nhiên công nghệ AI tạo sinh vẫn còn nhiều lỗ hổng và các công ty đang tìm cách cải thiện.

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm