Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Huy động nguồn điện chạy dầu lớn chưa từng có vì hạn hán

EVN cho biết đã phải huy động 1,45 tỷ kWh nguồn điện chạy dầu để đảm bảo cung ứng đủ điện. Nguồn điện này giá cao khoảng 3.500-5.000 đồng/kWh, có thể gây mất cân đối tài chính.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết nhu cầu sử dụng điện đến cuối năm tăng cao, sản lượng điện huy động từ các nhà máy thủy điện giảm do lưu lượng nước về và mực nước tại các hồ thủy điện rất thấp so với cùng kỳ nhiều năm.

Ngoại trừ các hồ khu vực Nam Trung Bộ, mực nước nhiều hồ thủy điện hiện thấp hơn so với cùng kỳ 2018 từ 8 m đến 16 m. Tổng dung tích hữu ích hiện có ở các hồ chứa thủy điện thiếu hụt so với mực nước dâng bình thường gần 11 tỷ m3.

EVN cho biet phai huy dong dien chay dau de cung ung dip cuoi nam anh 1
Sản lượng điện huy động từ các nhà máy thủy điện giảm do lưu lượng nước về và mực nước tại các hồ thủy điện rất thấp. Ảnh: Huy Hải.

Tổng sản lượng điện huy động từ thủy điện 2 tháng cuối năm dự kiến chỉ đạt 10,6 tỷ kWh, thấp hơn 2,4 tỷ kWh so với kế hoạch năm. Ước tính cả năm 2019, tổng sản lượng thủy điện chỉ đạt 65,3 tỷ kWh, thấp hơn 9,9 tỷ kWh so với kế hoạch năm.

Bên cạnh đó, việc cung ứng than cho phát điện cũng gặp nhiều khó khăn. EVN đã phải huy động sản lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện than và những nguồn điện chạy dầu giá cao.

“Hệ thống điện sẽ phải huy động thêm các nguồn nhiệt điện dầu để đảm bảo nhu cầu phụ tải”, EVN cho biết.

Theo đó, sản lượng nhiệt điện dầu dự kiến khai thác từ nay đến cuối năm có thể lên đến 1,45 tỷ kWh. Nếu tính lũy kế năm 2019, tổng sản lượng dầu dự kiến huy động là 2,57 tỷ kWh. Đây là mức cao nhất trong lịch sử ngành điện. Nguồn điện này có giá cao hơn bình thường, dao động 3.500-5.000 đồng/kWh, có thể gây mất cân đối tài chính cho EVN.

Đối với năm 2020, nếu không có những yếu tố cực đoan, bất thường, sản lượng huy động các nguồn điện chạy dầu vẫn có thể ở mức rất lớn, lên tới 8,6 tỷ kWh.

Đề xuất thay đổi chu kỳ tính giá điện theo 2 mùa để có tăng, có giảm

Nhóm nghiên cứu của Đại học Bách khoa đề xuất thay đổi chu kỳ giá điện theo mùa dựa vào chi phí sản xuất điện để có tăng, có giảm. Ngoài ra, cần giảm số bậc bán lẻ điện sinh hoạt.


Văn Hưng

Bạn có thể quan tâm