Đứng ngắm quá lâu trước cửa hàng búp bê, không chịu đi khi thấy chiếc xe đẹp, thậm chí gào khóc vì không được mua đồ chơi... là tình huống nhiều bậc phụ huynh thường gặp phải khi đưa con trẻ đến nơi công cộng. Tại môi trường học đường, việc trẻ tranh giành, xảy ra xô xát vì quá mê món đồ bạn cầm trên tay không còn quá xa lạ. Hành vi này kéo dài có thể hình thành nên thói quen không tốt, thậm chí gây hại cho trẻ.
Như cô bé Sofia trong tập 5 series hoạt hình Những giọt nước tinh nghịch được phát sóng trên kênh YouTube của On1, chỉ vì quá thích chiếc xe mây hồng của bạn Clara mà tự rơi vào bẫy lừa của kẻ bắt cóc lạ mặt. Trên thực tế, nhiều trẻ như Sofia bị hấp dẫn bởi những món đồ chơi, vật dụng thiết kế bắt mắt, màu sắc rực rỡ. Nắm bắt tâm lý này, nhiều kẻ xấu dụ dỗ trẻ bằng các món đồ chơi xinh đẹp để thực hiện hành vi thiếu chuẩn mực. Không ít trẻ bị xâm hại, bắt cóc khi kẻ ác sử dụng “mồi nhử” là những món đồ chơi hấp dẫn, lạ mắt.
![]() |
Nếu không được trang bị kỹ năng kiểm soát tâm lý, trẻ có thể rơi vào tình huống nguy hiểm. |
Muốn bảo vệ thiên thần nhỏ trước các mối nguy hại trong môi trường sống, việc luôn sát cánh bên trẻ là chưa đủ, phụ huynh cần trang bị cho con những kỹ năng cần thiết. Điều quan trọng là luôn đặt ra giới hạn an toàn trẻ cần nhớ khi đứng trước món đồ của người khác.
Phụ huynh không thể cấm trẻ thích vật dụng hay đồ chơi mới của người khác, nhưng cần khéo léo hướng dẫn con cách điều tiết cảm xúc, hành vi, tránh sự thái quá. Kỹ năng này cần rèn luyện mỗi ngày, trong nhiều tình huống để trẻ dễ nắm bắt, thực hành.
Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng việc cha mẹ thường xuyên la mắng, cấm đoán trẻ giành đồ mà không giải thích, hướng dẫn rõ ràng là phương pháp “lợi bất cập hại”. Khi không hiểu tại sao mình bị mắng, phạt, trẻ sẽ không phục. Trái lại, nếu kiên trì giúp trẻ khoanh vùng nhu cầu sử dụng đồ chơi, vật dụng, cha mẹ có thể dần hạn chế và chấm dứt tình trạng muốn chiếm hữu món đồ của người khác ở trẻ. Từ đó, cha mẹ vừa bảo vệ được con trước rủi ro, vừa giúp trẻ thoát khỏi tính đố kỵ, ganh tỵ với bạn bè.
Việc cho trẻ tiếp xúc với những bộ phim ngắn như video hoạt hình vui nhộn, kể chuyện “người thật việc thật” là cách giáo dục hiệu quả để cảnh báo các nguy cơ khi không kiềm chế cảm xúc trước đồ chơi. Thông qua các nhân vật, tình huống quen thuộc, trẻ sẽ nhớ lâu, hình thành sự cảnh giác để chừng mực trong giao tiếp, tránh lọt tầm ngắm của kẻ xấu.
Cha mẹ cũng cần khéo léo, linh hoạt hướng dẫn con cách thoát hiểm, cầu cứu nếu chẳng may bị kẻ xấu dụ dỗ bằng đồ chơi, thức ăn… Khi cùng con xem phim, đọc sách, kể chuyện hay vui chơi, phụ huynh có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng cảnh giác với người lạ như hạn chế nói chuyện, không đứng một mình với người lạ, không đi theo người lạ và giúp trẻ ghi nhớ bằng cách lặp lại nhiều lần khi có thể.
Series hoạt hình giáo dục kỹ năng của On1 có thể là giáo án thú vị giúp các bậc phụ huynh cùng con trẻ thực hành những tình huống này. Độc giả có thể cập nhật thông tin, đón xem series Những giọt nước tinh nghịch trên fanpage On1 Vietnam và YouTube On1 Vietnam.
On1 ra mắt loạt video hoạt hình hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ
Nhãn hàng On1 vừa ra mắt series hoạt hình “Những giọt nước tinh nghịch”, nhằm bổ trợ kiến thức và kỹ năng sống cho trẻ, đồng thời góp phần gắn kết gia đình.
Lixco ra mắt sản phẩm gel rửa tay khô On1 hỗ trợ phòng dịch bệnh
Để hạn chế lây lan vi khuẩn và chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước dịch nCoV, Lixco ra mắt gel rửa tay khô và dung dịch rửa tay On1.
5 nước nắm giữ nhiều vàng nhất của nhân loại
Theo báo cáo mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Mỹ hiện là quốc gia sở hữu lượng vàng lớn nhất thế giới, gần bằng tổng lượng dự trữ của Pháp, Itally và Đức cộng lại.
Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng.
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Xem thêm bình luận