Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hungary phản đối gay gắt thỏa thuận cắt giảm tiêu thụ khí đốt của EU

Hungary chỉ trích kế hoạch cắt giảm tiêu thụ khí đốt các nước Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu thông qua là "vô nghĩa và không thể thực hiện".

Hungary là quốc gia duy nhất trong số 27 thành viên EU phản đối kế hoạch cắt giảm khí đốt. Kế hoạch này được các nước EU thông qua bằng đa số phiếu ủng hộ trong ngày 26/7, AFP đưa tin.

"Chúng tôi là nước duy nhất phát tín hiệu sẽ bỏ phiếu phản đối bởi đề xuất này hoàn toàn bỏ qua lợi ích của người dân Hungary", Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết.

Đại diện Hungary cho rằng cắt giảm tiêu thụ khí đốt là kế hoạch "không chính đáng, không có tác dụng, không thể thực hiện".

EU cat giam khi dot anh 1

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto. Ảnh: TASS.

Theo kế hoạch, các nước thành viên EU tự nguyện cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ trong thời gian từ tháng 8 cho đến tháng 3/2023, so với cùng kỳ trung bình 5 năm trước đó. Đây là nỗ lực nhằm củng cố an ninh nguồn cung năng lượng của khối, Hội đồng châu Âu cho biết.

Giới chức EU cũng cảnh báo kịch bản việc cắt giảm tiêu thụ khí đốt sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc trong tình huống khẩn cấp.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Szijjarto cho rằng việc không cho phép người dân và doanh nghiệp Hungary sử dụng lượng khí đốt mà nước này sở hữu là điều "vô lý".

Thủ tướng Hungary Viktor Orban là đồng minh của Moscow tại EU. Hungary cũng phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu từ Nga. Hiện nay, 65% dầu mỏ và 80% khí đốt Hungary tiêu thụ đến từ Nga.

Tuần trước, Ngoại trưởng Szijjarto thăm Moscow để thảo luận về hợp đồng mua thêm 700 triệu mét khối khí đốt, tương đương 6,7% lượng khí đốt Hungary tiêu thụ trong năm 2020.

EU sẽ giảm mạnh tiêu thụ khí đốt để tự vệ trước Nga

Ủy ban Châu Âu (EC) hối thúc các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) cắt giảm 15% nhu cầu tiêu thụ khí đốt trong những tháng tới nhằm chuẩn bị kho dự trữ cho mùa đông.

Ông Tập không phản hồi lời mời dự G20 của tổng thống Indonesia

Tổng thống Joko Widodo mời Chủ tịch Tập Cận Bình dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 tại Indonesia vào cuối năm, nhưng phía Trung Quốc không hồi đáp chính thức.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm