Thành viên lớn tuổi của bộ tộc Pokot thuộc huyện Baringo, tỉnh Rift Valley, Kenya kéo một bé gái ra khỏi túp lều để làm lễ “cắt bao quy đầu”. Nghi thức này luôn là nỗi ám ảnh đối với phụ nữ Kenya bởi họ phải chịu sự đau đớn về da thịt đến tột cùng mà không được dùng bất kỳ loại thuốc gây tê nào. Người dân ở nhiều vùng tại châu Phi quan niệm rằng nam nữ đều có bao quy đầu. Chúng là nếp gấp da bao quanh cơ quan sinh dục, và con người phải cắt chúng rồi khâu lại để giảm ham muốn tình dục. |
Dân làng quây quần bên đống lửa để chờ đợi lễ cắt “bao quy đầu” cho 4 bé gái trong làng. Họ sẽ hát và múa để cổ vũ cho các bé gái. Nghi lễ diễn ra lúc sáng sớm. Dù chính phủ Kenya đã cấm nghi lễ này và hủ tục có thể khiến các bé đau đớn, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản nhưng nghi lễ vẫn diễn ra ở nhiều vùng xa xôi. |
Người cắt "bao quy đầu" thường là những người có kinh nghiệm trong làng. Dụng cụ của ca phẫu thuật là dao lam, kéo hoặc vật nhọn sắc bất kỳ. Sau đó họ khâu vết cắt và các bé gái không được dùng bất kỳ loại thuốc gây tê nào. |
Nhóm bé gái phải cởi hết quần áo để những người có kinh nghiệm trong làng phẫu thuật. |
Máu của các bé gái nhỏ trên phiến đá. |
Nghi thức đánh dấu sự trưởng thành trở thành nỗi ám ảnh của các cô gái ở miền sâu miền xa của Kenya. Daily Mail đưa tin, hơn 25% phụ nữ ở Kenya vẫn trải qua nghi lễ “cắt bao quy đầu” dù chính phủ đã cấm. Điều đó cho thấy, hủ tục đã ăn sâu vào tâm trí của người dân. |
Người lớn bôi vôi trắng lên mặt một bé gái sau khi em trải qua phẫu thuật. |
Thiếu nữ khoác mảnh da thú lớn để chứng tỏ cuộc sống của cô đã chuyển sang một giai đoạn khác. |
Cảm giác kinh hoàng dường như vẫn còn hiện lên trên khuôn mặt non nớt của một cô bé. |