Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hot boy cầu lông Phạm Hồng Nam: ‘VĐV chạy show là chuyện bình thường’

Với Phạm Hồng Nam, việc các cầu thủ, VĐV chạy show giải trí là chuyện bình thường vì ai cũng cần có thu nhập và kiếm tiền chính đáng không phải chuyện đáng lên án.

Chàng vận động viên điển trai cũng chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị về nghề và việc quản lý những đồng tiền mình kiếm được.

Lỡ bóng đá mới theo cầu lông

- Cơ duyên nào đưa anh đến với cầu lông và gặt hái được nhiều thành công như hiện nay?

- Từ nhỏ tôi đã được bố mẹ khuyến khích chơi thể thao. Sau một thời gian tập bóng đá và xém theo chuyên nghiệp nghiệp nhưng bị lỡ, tôi được bố hướng chơi cầu lông, tham gia các giải phong trào và có thành tích. Tôi gia nhập tuyển cầu lông Ciputra Hà Nội từ năm 2006, khi 12 tuổi và bắt đầu theo chuyên nghiệp từ 2007.

- Kỷ niệm vui, buồn nào anh nhớ nhất từ khi theo chuyên nghiệp?

- Năm 2014, tôi tham dự Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần đầu tiên. Vào đến tứ kết tôi và đồng đội quyết tâm lắm, nhưng kết quả là đấu đến 23h30 chúng tôi thua với tỷ số sít sao. Tôi stress hơn 3 tháng mới cầm vợt lại. Tháng 11 năm nay đại hội lần 8 sẽ diễn ra, tôi đang rất quyết tâm.

Tôi nhớ nhất lần thứ 2 tham dự Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á. Đó là lần đầu tiên tôi được đứng trên bục cao nhất của một giải quốc tế, dù chỉ dành cho lứa tuổi học sinh, nhìn cờ đỏ sao vàng và hát quốc ca Việt Nam khiến tôi cảm thấy xúc động mạnh mẽ.

Visa anh 1
Tin vào bản thân là bí quyết đối diện áp lực của Phạm Hồng Nam.

- Ngoài cầu lông, anh có yêu thích môn thể thao nào khác không?

- Đương nhiên là bóng đá, lỡ bóng đá tôi mới theo cầu lông mà (cười). Từ bé tôi đã thích chơi và xem bóng đá. Đến giờ dù không thể “cày” hết một trận đấu đêm vì sáng phải dậy sớm tập cầu lông, nhưng trước khi ra sân tập, tôi vẫn phải mở máy xem tin tức, kết quả thi đấu mới chịu.

Tôi thích nhất Manchester United và Real Madrid. Cũng vì mê bóng đá mà gần đây có chương trình thi kiến thức tài chính cho sinh viên lấy chủ đề là bóng đá mời làm đại sứ, tôi gật đầu ngay tắp lự.

Visa anh 2
Bóng đá là môn thể thao yêu thích của Nam bên cạnh cầu lông .

- Không khí World Cup đang ngày một nóng hơn. Anh dự đoán thế nào về kết quả của giải bóng đá lớn nhất hành tinh này?

- Nếu xét về lối chơi thì tôi thích nhất “Cỗ xe tăng” Đức. Tôi nghĩ Đức ít nhất sẽ vào bán kết World Cup vì năm nay họ có đến 6-7 cầu thủ đang chơi cho Bayern Munich - đội sắp đá bán kết C1.

VĐV chạy show là chuyện thường

- Được trải nghiệm nhiều điều mới lạ từ khi trở thành một VĐV chuyên nghiệp, anh thấy mình được và mất gì so với bạn bè đồng trang lứa?

- Để có một Phạm Hồng Nam như hôm nay chắc chắn phải nhờ cầu lông. Cầu lông cho tôi sức khỏe, vóc dáng, được nhiều người biết đến. Nhưng 12 tuổi đã xa gia đình sang Trung Quốc tập huấn 3 tháng, tôi lúc đó khá buồn. Hồi đó Facebook, Zalo chưa thịnh hành, mỗi tuần bố mẹ gọi điện thoại đường dài sang cũng chỉ nói chuyện 2-3 phút, không dám hỏi han nhiều sợ ảnh hưởng tâm lý con.

3 năm liền từ khi 12 tuổi, tôi đi tập huấn 3 tháng lại về nhà 10 ngày, từ 16 tuổi lại đi tiếp 3 năm nữa. Tuổi trẻ của tôi gần như gắn liền với đi nước ngoài tập huấn, bạn bè thân thiết cũng là anh em trong đội. Chuyện họp lớp, chụp ảnh kỷ yếu, tình yêu học trò, giận dỗi bạn cùng bàn tôi chưa từng trải qua.

Visa anh 3
Tuổi trẻ của hot boy cầu lông gắn liền với những chuyến tập huấn dài ngày.

- Được gọi là hot boy, anh có sợ mọi người chỉ nhìn ngoại hình mà không chú ý đến thực lực, nhất là trong bối cảnh nhiều VĐV Việt đang rất chăm chạy show?

- Đọc các bình luận tiêu cực kiểu “Việt Nam hết người đánh đôi với Đỗ Tuấn Đức hay sao mà chọn Nam”, cộng thêm áp lực khi mọi người chỉ nhìn bề nổi của mình trên mạng xã hội, tôi khá buồn. Nhưng nghĩ lại, mình hãy cứ rèn luyện và tiến bộ để họ không thể bắt bẻ nữa, đó mới là cách đáp trả tốt nhất chứ không phải đôi co từng câu chữ với họ.

Còn việc chạy show tôi nghĩ không phải chuyện xấu. Nó giúp mình giải quyến vấn đề tài chính. Các VĐV chạy show giải trí, thời trang là chuyện bình thường. Tôi không phản đối xu hướng này, miễn sao hài hòa, không ảnh hưởng đến thành tích, phong độ bản thân và câu lạc bộ chủ quản. Tôi cũng có nguyên tắc riêng khi nhận show, không bao giờ để mình sao nhãng hay lịch quá dày, lấn sang việc tập luyện.

- Khá nổi tiếng và hẳn cũng có nhiều thu nhập khác ngoài cầu lông, anh quản lý tài chính của mình thế nào?

- Tôi có tiết kiệm tuy chưa nhiều. Chơi chuyên nghiệp được 11 năm thì 4-5 năm nay không cần xin tiền bố mẹ. Thông thường tôi sẽ trích 20-30% tiền lương để tiết kiệm dự phòng. Đầu tư cũng là vấn đề tôi quan tâm, đã tìm hiểu nhưng chưa có thời gian làm.Vì tôi quan niệm dù mất hay được cũng phải tự làm mới thích.

Visa anh 4
Phạm Hồng Nam thường trích 20-30% tiền lương để tiết kiệm.

- Theo anh, quản lý tài chính quan trọng như thế nào với người trẻ?

- Việc trau dồi kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính là rất quan trọng với mọi người, không riêng người trẻ. Đó là tiền đề để chúng ta kiểm soát đồng tiền hợp lý.

Tôi thấy người trẻ ít lưu tâm đến vấn đề này bởi chưa chịu nhiều áp lực về tài chính. Thế nhưng vấn đề tiết kiệm, quản lý ngân sách… rất gần gũi với cuộc sống, hoàn toàn có thể thực hành từ khi còn đi học. Trong tương lai, đó cũng là hành trang để các bạn “an toàn” khi không còn nhận được trợ cấp từ bố mẹ và bắt đầu phải độc lập tài chính.

- Anh đánh giá sao về cuộc thi “Bóng đá tài chính” do Visa tổ chức, dưới góc độ của một người truyền cảm hứng cho các thí sinh?

- Tôi rất tâm đắc với chủ đề cuộc thi năm nay. Ban tổ chức đã rất sáng tạo khi kết hợp hai lĩnh vực tưởng không liên quan là bóng đá và tài chính. Các câu hỏi trắc nghiệm với hình thức mô phỏng trận đá bóng khiến kiến thức vào đầu một cách tự nhiên và hấp dẫn. Mỗi lần chơi chỉ 5-10 phút nên tôi cày chục lần rồi đấy.

Game cho nhập vai đội bóng nên tôi toàn chọn đội Việt Nam để “phục thù” Uzbekistan. Cảm giác vào vai Quang Hải sút 5-7 trái vào lưới thật sự rất “ghiền”, dĩ nhiên là phải trả lời đúng câu hỏi về kiến thức tài chính mới được. Chơi càng nhiều càng có cơ hội đi Thái Lan xem Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á AFF mà.

Visa anh 5
Phạm Hồng Nam tham dự Bóng đá tài chính để giành vé xem AFF Cup.

- Vì sao anh quyết định trở thành người truyền cảm hứng cho các thí sinh trong cuộc thi này?

- Trong quá trình du đấu, tôi có cơ hội giao lưu với bạn bè Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc… và nhận thấy ở cùng độ tuổi, họ đã am hiểu quản lý tiền bạc, thậm chí có kế hoạch đầu tư. Trong khi đó, tôi xa nhà từ 12 tuổi nhưng chưa dám nhận mình thực sự biết tiết kiệm và chi tiêu hợp lý. Bạn bè xung quanh cũng thường rơi vào cảnh “đầu tháng trà sữa, cuối tháng nước lọc”.

Tại Việt Nam, quản lý tài chính thường dựa vào thói quen là chủ yếu. Tôi nghĩ không ai có thể dạy các bạn trẻ về tài chính tốt hơn một công ty danh tiếng trong lĩnh vực thanh toán như Visa. Chương trình cũng rất uy tín với hơn 6 năm tổ chức và hàng nghìn bạn trẻ tham dự.

Trở thành đại sứ cuộc thi, tôi muốn học hỏi kiến thức hữu ích, đồng thời góp phần lan tỏa chúng đến giới trẻ. Nội dung cuộc thi còn có những kiến thức cơ bản về đầu tư và tín dụng, hứa hẹn mang đến lợi ích lâu dài. 

 
Visa anh 6

Công ty Visa và TƯ Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức cuộc thi “Bóng đá Tài chính” dành cho sinh viên Việt trên toàn thế giới, với thông điệp “Tài chính vững tay, rinh ngay cúp vàng”.

Kết quả của giải đấu sẽ được công bố trên Facebook và Instagram của chương trình. Đội chiến thắng sẽ nhận được giải thưởng lên đến 39 triệu đồng cùng cặp vé xem AFF Cup tại Thái Lan. Thể lệ dự thi xem tại đây, tham dự trò chơi tại đây.

'Hết tiền' - câu cửa miệng của người trẻ chưa biết quản lý tài chính

“Hết tiền” là tình trạng thường gặp của bạn trẻ mỗi cuối tháng. Nhưng không ít người dù mới đầu tháng vẫn thường xuyên than thở như một câu cửa miệng.

Nhập vai cầu thủ World Cup trong bài trắc nghiệm kiến thức tài chính

Bằng việc nhập vai đội tuyển yêu thích, trả lời câu hỏi để chuyền và giữ bóng, người chơi được củng cố, trau dồi kiến thức trong lĩnh vực tài chính và nhận về quà tặng giá trị.

Giang Minh Nguyệt

Bạn có thể quan tâm