Điều này dấy lên nỗi lo về an ninh vì CĐV Anh cũng không phải những người hiền lành. Người ta lo sợ một cuộc đụng độ nảy lửa sẽ xuất hiện trên đất Pháp từ trước khi trận Anh-Nga diễn ra và lan tỏa đến cả không khí trên khán đài.
Nước chủ nhà Pháp của Euro 2016 cũng cảm thấy đau đầu nhất về vấn nói trên. Việc hooligan Nga hăm he đe dọa CĐV Anh buộc lực lượng cảnh sát ngay từ giờ phải có kế hoạch tác chiến để đảm bảo an ninh.
Nhóm hooligan của Nga rất nguy hiểm, và đòi xóa sổ CĐV Anh tại Euro 2016. Ảnh: Getty Images, |
Theo Mirror, những cuộc ẩu đả có sự hiện diện của hooligan Anh từng để lại nỗi ám ảnh với người Pháp. Ở World Cup 1998, nhóm CĐV "Tam sư" đã quậy phá tưng bừng trước trận đấu gặp Tunisia.
Nếu hooligan Anh những năm gần đây có dấu hiệu giảm bớt, thì một thế lực khác lại xuất hiện đến từ nước Nga. Suốt hai thập niên qua, tình trạng bạo lực do CĐV gây ra thường xuyên đe dọa giải Vô địch Quốc gia Nga.
Báo chí thế giới còn so sánh tình trạng hỗn loạn trên các khán đài rồi đường phố tại Nga biến giải đấu này tự cô lập và trở thành điểm đến nguy hiểm nhất với những CĐV trung lập nếu ghé thăm đất nước này.
Nhiều vụ xung độ giữa cảnh sát và hooligan cũng diễn ra trên các đường phố lớn, và thỉnh thoảng có sự tham gia của nhóm Spartak Gladiators, được thành lập từ năm 1996 sau khi nhiều thành viên tách khỏi băng nhóm hooligan truyền thống.
Dù mang tiếng hooligan, thế nhưng băng Spartak Gladiators cũng có luật chơi riêng. Họ dự định gây rối ở những khu vực cách xa sân vận động để tránh sự chú ý của cảnh sát và làm hại thường dân vô tội.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây, thủ lĩnh Vasilly “The Killer” với giọng điệu đầy thách thức cho rằng: "Hooligan cũng giống như một phần của thể thao và rất phổ biến. Từ năm 2010, văn hóa cổ động bóng đá của Nga đã thay đổi. Chúng tôi bước vào khái niệm "những cuộc chiến trong rừng" nhiều hơn".