Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hồng Sơn lớn lên cùng trái bóng

Mỗi lần nhớ về tuổi thơ, tuyển thủ chỉ nhớ đá bóng ở đâu, chơi với những đứa bạn nào, thắng thua ra sao, còn những chuyện khác, không nhớ nhiều.

Hong son anh 1

Hồng Sơn cùng các học trò.

Mỗi lần nhớ về tuổi thơ, tuyển thủ chỉ nhớ đá bóng ở đâu, chơi với những đứa bạn nào, thắng thua ra sao, còn những chuyện khác, không nhớ nhiều.

Bóng đá như một thứ bùa mê khiến Hồng Sơn đeo đuổi, bất kể khi còn trẻ con hay đã trưởng thành. Hồng Sơn vẫn luôn nhớ cảm giác chiến thắng trên sân phủi từ lúc mới ê a học vỡ lòng chẳng khác gì cảm giác khi Hồng Sơn ghi bàn cho Thể Công hay Đội tuyển Việt Nam. Vừa sung sướng râm ran, vừa tự hào hạnh phúc.

Thời bao cấp, thế hệ 6x, 7x hoặc 8x đời đầu không có nhiều trò chơi, cũng ít lựa chọn lắm. Bóng đá là số 1, chơi ghi ta là số 2 và học võ là số 3, những môn khác hoặc chưa phát triển, hoặc chẳng có điều kiện mà chơi.

Thập kỷ 1980 - 1990, đám con trai thường theo phong trào học ghi-ta, tay như múa. Nhiều ông cũng chỉ biết một tý, ôm ghi-ta, tóc để hơi dài kiểu nghệ sĩ, chọn góc vườn hoa ngồi vừa gảy, vừa hát nghêu ngao là các em mê tít thò lò.

Cũng có "trường phái thể thao" khác thu hút được đám con gái thời đó là học võ. Nhiều anh tóc cắt cua, mặc bộ võ phục mua ở trung tâm 10/10, thắt đai như Lý Tiểu Long, người gồng cứng, mặt lên gân, đấm đá loạn xạ, miệng hét Ki-a cũng lắm em hâm mộ ra phết. Thanh niên mới lớn có tí tài nghệ hoặc võ nghệ trông cũng ngầu hơn người thường.

Nhưng cả hai môn ghi-ta và võ vẽ Hồng Sơn đều không thạo, vì thấy khó khăn và phức tạp quá. Bóng đá thì bình dân hơn, ở đâu cũng đá được, chỉ cần vài thẳng bạn cùng đam mê là xong, lại thân thiện và nhiều cảm xúc.

Hồng Sơn/Bảo Thắng/Cường Vũ/THBooks/NXB Lao Động

Bình luận

SÁCH HAY