Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hong Kong tính xây đảo nhân tạo, nhưng cư dân có thoát 'nhà quan tài'?

Dự án xây dựng đảo nhân tạo Lantau Tomorrow Vision tốn kém của Hong Kong có thể giải quyết chỗ ở cho hơn 1 triệu người, nhưng đằng sau nó còn tồn tại nhiều mặt trái cần xem xét.

"Việc cải tạo (đất nhà ở) là không thể tránh khỏi", Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam nói với các nhà báo vào năm 2018. "Về lâu dài, nhiều thành phố đang phát triển phải áp dụng biện pháp này".

Tình trạng thiếu hụt nhà ở đã đeo đẳng người Hong Kong lâu nay và thực sự trở nên tồi tệ kể từ năm 1997, khi mỗi ngày đặc khu này phải cấp tới 150 giấy phép cư trú cho công dân Trung Quốc đại lục.

Ngoài ra, 62% diện tích đất của Hong Kong bị "niêm phong" hoặc "bán niên phong" theo luật hoặc các cơ chế ràng buộc vì lý do môi trường, theo Quỹ Hong Kong của Chúng tôi (Our Hong Kong Foundation).

Stephen Wong, Phó giám đốc điều hành của quỹ, cho biết: "Điều cốt yếu là chúng tôi phải tìm kiếm một nguồn cung cấp chỗ ở mới, bằng cách xây dựng các thành phố mới trên những vùng đất mới được tạo ra".

Dự án đảo nhân tạo hoành tráng

Đặc khu, nơi vừa diễn ra các cuộc biểu tình và đụng độ rầm rộ để phản đối dự luật dẫn độ của chính quyền, đang thúc đẩy các kế hoạch xây dựng một trong những hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới có tên là Lantau.

Hong Kong xay dao nhan tao anh 1
Hình ảnh về dự án nhà ở trên đảo nhân tạo có tên Lantau Tomorrow Vision. Ảnh: Guardian.

Dự án Lantau Tomorrow Vision sẽ tiêu tốn 624 tỷ HKD (79 tỷ USD) nhằm cải tạo 1.700 ha, cung cấp chỗ ở cho 1.1 triệu người. Dự án dự kiến khởi công vào năm 2025 và những cư dân đầu tiên sẽ đến đảo vào năm 2032.

Trong giai đoạn đầu, dự án sẽ tạo ra 1.000 ha đất xung quanh đảo Kau Yi Chau, nằm ở phía đông Lantau, hòn đảo xa xôi và lớn nhất đặc khu. 700 ha còn lại sẽ được tiếp tục cải tạo trong giai đoạn thứ hai.

Sau khi hoàn thiện, vùng đất cải tạo sẽ cung cấp chỗ ở cho từ 700.000-1.100.000 người, tương ứng tới 400.000 ngôi nhà. Trong đó, hơn 70% là nhà chung cư và 30% là nhà riêng.

Đây dự kiến sẽ là trung tâm kinh tế lớn thứ ba của Hong Kong và có một mạng lưới giao thông xuyên biển.

Cuộc khủng hoảng nhà ở trầm trọng

Sự thiếu hụt đất ở Hong Kong đã khiến giá bất động sản tăng vọt, để lại "gánh nặng" cho thành phố với một thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới.

Các hộ gia đình Hong Kong trung bình cần tới 19 năm thu nhập để mua được một căn hộ.

Mật độ dân số của thành phố đã lên tới 27.400 người/km2, thậm chí cao hơn gấp nhiều lần Mumbai đông đúc. Hơn 200.000 người sống trong các căn hộ được chia nhỏ, bao gồm cả những "ngôi nhà quan tài" chỉ vỏn vẹn 20 m2.

Hong Kong xay dao nhan tao anh 2
Một "ngôi nhà quan tài" ở Hong Kong. Cứ 5 người thì có một người sống dưới mức nghèo khổ ở đây. Ảnh: Guardian.

Thời gian chờ đợi để nhận một căn hộ trung bình mất tới 5,5 năm. Đỉnh điểm có căn lên tới 18 năm. Chỉ riêng 5 năm trước năm 2017, Hong Kong thiếu tới 99.000 căn hộ và nhà riêng.

"Cuộc khủng hoảng nhà ở trầm trọng và tồi tệ nhất vẫn chưa đến", Stephen Wong nói.

Trong 30 năm tới, Quỹ Hong Kong của Chúng tôi dự kiến đặc khu sẽ cần thêm 9.000 ha đất để tăng không gian sống bình quân đầu người, giảm mật độ dân số và cung cấp đủ đất cho các cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Hong Kong không còn xa lạ với việc cải tạo đất. Khoảng 6% diện tích đất của đặc khu đã được cải tạo và trở thành nơi ở của 27% dân số. Kể từ những năm 1970, Hong Kong đã xây dựng 9 thành phố phụ bao gồm: Shatin, Tuen Mun và Tseung Kwan O.

Hong Kong xay dao nhan tao anh 3
Đảo Lantau hiện tại. Ảnh: Guardian.

Tình trạng này không chỉ xảy ra ở Hong Kong. Các đảo nhân tạo ngày càng trở thành giải pháp hữu hiệu cho các "thành phố cấp bách" phải đối mặt với tình trạng quá tải và giá đất đắt đỏ.

Singapore cũng đã cải tạo để mở rộng 25% diện tích đất. Trong khi đó, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah của Dubai không chỉ cung cấp chỗ ở cao cấp trên mặt nước, mà còn trở thành điểm thu hút khách du lịch.

Đổ tiền ra biển?

Những người chỉ trích cho rằng việc xây dựng các đảo nhân tạo là "đổ tiền ra biển" và sẽ "quét sạch" nguồn ngân sách dự trữ của Hong Kong. Cụ thể là một vài dự án cơ sở hạ tầng lớn đã bị trì hoãn và vượt ngân sách trong những năm gần đây. Và điều này làm giảm niềm tin của công chúng.

Sau cải tạo, các đảo nhân tạo còn gây tổn hại cho môi trường.

"Dự án sẽ làm mất môi trường sống vĩnh viễn và thay đổi thủy văn. Nó có tác động tiêu cực đáng kể đến sinh thái biển và sinh kế của ngư dân Hong Kong", Angel Lam, nhân viên bảo tồn cao cấp tại WWF-Hong Kong, nói.

Các nhà bảo vệ môi trường như Angel Lam đang thúc giục chính quyền tận dụng đất nông nghiệp hiện có để thay thế. Điều này sẽ liên quan đến việc cải tạo hơn 1.000 ha đất nông nghiệp ở Tân Giới, một trong 3 khu vực lớn nhất của Hong Kong bên cạnh Cửu Long và Đảo Hong Kong.

"Tại sao chính quyền phải tiến hành các cuộc cải tạo bất lợi để tạo ra 1.000 ha đất khi đã có 1.000 ha đất chờ sẵn ở Tân Giới", Andy Chu Kong, nhà vận động cấp cao của Greenpeace, nói. "Vấn đề là chúng tôi không thiếu đất ở Hong Kong, chúng tôi đang thiếu một kế hoạch đúng đắn của chính quyền".

Hong Kong xay dao nhan tao anh 4
Một biểu ngữ phản đối dự án Lantau Tomorrow Vision. Ảnh: Bloomberg.

Tom Yam, thành viên của Lực lượng Đặc nhiệm Công dân (Citizen Task Force) về tài nguyên đất, đã đặt câu hỏi về tính khả thi của việc xây dựng các đảo nhân tạo trong tình hình khí hậu cấp bách và mực nước biển dâng cao.

"Không một chính quyền nào lên kế hoạch xây dựng thành phố tới một triệu dân ở giữa biển trong khi các quốc gia khác đang tiến hành các bước để liệu trước mực nước biển dâng cao", ông Yam nói. "Tại sao phải xây dựng một thành phố theo cách tổn hại như vậy? Đây là một dự án rủi ro cao".

Theo Yam, các đảo nhân tạo với thời gian xây dựng 15-20 năm không thể giảm thiểu cuộc khủng hoảng nhà ở trong thời gian ngắn.

Ông cũng nghi ngờ về khả năng giảm tải của dự án. "Có tới 700.000 người sống trên 1.000 ha thì mật độ dân số sẽ là 70.000 người/km2", Yam giải thích. "Thậm chí nó còn đông hơn khu vực đông đúc nhất ở Hong Kong là Kwun Tong với 57.000 người/km2.

Sau cùng, ông Yam tin rằng người hưởng lợi duy nhất từ các đảo mới sẽ là các công ty kiến trúc.

"Các công ty thiết kế và xây dựng hiện nay chủ yếu đến từ Trung Quốc. Họ sẽ trực tiếp nhìn thấy những lợi ích từ dự án Lantau Tomorrow chứ không phải đông đảo người dân Hong Kong, những người sẽ trả tiền cho dự án", ông phân tích.

Đặc khu trưởng Hong Kong tuyên bố dự luật dẫn độ đã chết

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 9/7 tuyên bố dự luật dẫn độ gây tranh cãi đã "chết", đồng thời miêu tả nỗ lực sửa đổi dự luật là "hoàn toàn thất bại".

Giải mã ngôi nhà ma ám ở Hong Kong và người thuê nhà 'không bỏ cuộc'

Cặp đôi đồng tính Mỹ thuê căn hộ ma ám ở Hong Kong với nhiều tình huống rùng rợn đã quyết tâm truy tìm sự thật ẩn giấu đằng sau. Đây là ghi chép của họ về căn hộ.




Hà Lan

Bạn có thể quan tâm