Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hồng Đà Lạt khan hiếm, giá tăng hàng chục lần

Sau thời gian ế ẩm vì rớt giá thảm hại, trái hồng Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tăng giá mạnh những ngày cuối vụ nhưng nông dân không còn nhiều hàng để bán.

Hiện tại, hồng giòn tại chợ Đà Lạt có giá 25.000 – 30.000 đồng/kg, hồng trứng có giá 18.000 – 25.000 đồng/kg, hồng dẻo sấy khô bổ cau có giá 250.000 – 300.000 đồng/kg, hồng sấy nguyên quả hơn 350.000 đồng/kg, cao gấp hàng chục lần so với cách đây 1 tháng, khi giá bán tại vườn chưa đến 2.000 đồng/kg mà thương lái còn “chê lên, chê xuống” khiến người trồng hồng điêu đứng.

Tuy nhiên, dù giá tăng cao nhưng lượng hồng bán ra rất ít. Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động quanh chợ Đà Lạt, dọc đèo Prenn, đường D’Ran (Đơn Dương), đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt... chỉ còn vài điểm nhỏ lẻ người dân trưng bày hồng trên các quầy sạp lưu động để bán cho du khách.

Do cuối vụ nên hồng được bày bán không nhiều ở chợ Đà Lạt.

Do cuối vụ nên hồng được bày bán không nhiều ở chợ Đà Lạt.

Ông Trương Văn Năm (62 tuổi) có hơn 5 sào hồng dưới chân đèo Prenn, nói: “Vào thời điểm cuối tháng 9/2015, giá hồng chỉ ở khoảng 4.000 – 5.000 đồng/kg tùy loại, thương lái đến thu mua chọn lựa rất kỹ, tiêu thụ rất chậm. Tính ra mùa hồng năm nay người dân chúng tôi lỗ nặng tiền phân bón và công chăm sóc, lượng hồng thải bỏ dưới gốc cây hơn 60%”.

Hiện chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa vụ hồng Đà Lạt sẽ hết, một số nông dân tiến hành dọn cây, cắt tỉa cành chuẩn bị cho năm sau.

Thực chất của đợt rớt giá thê thảm vừa qua của hồng Đà Lạt không phải vì “trúng mùa” mà chủ yếu do vướng phải tin đồn “ngâm hóa chất” và “sử dụng bao bì Trung Quốc” để đóng gói khiến người tiêu dùng xa lánh.

Ông Đinh Việt Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn D’Ran, Đơn Dương (Lâm Đồng), nơi trồng hồng nhiều nhất ở Lâm Đông, cho biết địa phương đã có nhiều biện pháp để bác bỏ tin đồn gây hiểu nhầm giữa hồng Đà Lạt và hồng Trung Quốc, đồng thời miễn thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng cho các tiểu thương… nên giá hồng cuối vụ có phần nhích lên cao. Ngoài ra, sắp tới, huyện Đơn Dương cũng sẽ đề xuất lên các ban ngành của tỉnh xây dựng thương hiệu cho hồng D’Ran để tạo niềm tin và bảo vệ cho người nông dân.

Hồng Đà Lạt rớt giá do khâu trung gian

Hồng Đà Lạt đang vào mùa thu hoạch. Đây được xem là đặc sản của Cao nguyên Lâm Đồng nhưng lúc này, Hồng Đà Lạt vừa ứ đọng, tiêu thụ rất chậm, lại vừa rớt giá.

 

http://nld.com.vn/kinh-te/hong-da-lat-khan-hiem-gia-tang-hang-chuc-lan-20151119101338599.htm

Theo Đình Thi/Người Lao Động

Bạn có thể quan tâm