Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hồng Đà Lạt rớt giá do khâu trung gian

Hồng Đà Lạt đang vào mùa thu hoạch. Đây được xem là đặc sản của Cao nguyên Lâm Đồng nhưng lúc này, Hồng Đà Lạt vừa ứ đọng, tiêu thụ rất chậm, lại vừa rớt giá.

Là một trong những đặc sản có ưu thế ở Đà Lạt nhưng cũng như nhiều nông sản khác, lúc này, nông dân vẫn loay hoay với bài toán tiêu thụ hồng. Cứ đến vụ thu hoạch, họ chỉ biết trông chờ người đến mua, mong chờ được giá bán. Chuyện bị ép giá là khó tránh khỏi bởi hồng chín hàng loạt, trong khi Lâm Đồng chưa có nhà máy chế biến hồng khô mà chỉ có những cơ sở chế biến nhỏ lẻ.

Hồng Đà Lạt rớt giá do khâu trung gian Hồng Đà Lạt đang vào mùa thu hoạch. Đây được xem là đặc sản của Cao nguyên Lâm Đồng nhưng lúc này, Hồng Đà Lạt vừa ứ đọng, tiêu thụ rất chậm, lại vừa rớt giá.

Ông Dương Ngọc Đức, Trưởng phòng Kinh tế, UBND thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Mùa vụ thu hoạch cây hồng Đà Lạt rơi vào tháng 8, 9, 10, 11. Đà Lạt có các giống hồng như hồng chén, hồng vuông, hồng Tam Hải, hồng khía, rất chín rộ và giá thành liên tục không được nâng lên.

Để nâng cao được giá trị của trái hồng, chúng tôi đang xây dựng thương hiệu hồng Đà Lạt. Hai giải pháp đang được tính đến. Thứ nhất, chúng tôi sẽ xây dựng chuỗi liên minh giữa sản xuất và tiêu thụ. Thứ hai, chúng tôi đang nghiên cứu công nghệ hồng sấy theo công nghệ Nhật Bản".

Hồng Đà Lạt rớt giá, vẫn nhập gần 2.000 tấn hồng Trung Quốc

Chính vụ, hồng Đà Lạt rớt giá kỷ lục còn 2.000-3.000 đồng/kg, nhiều người dân để quả chín rụng, chặt bỏ. Trong khi đó, lượng hồng Trung Quốc nhập về Việt Nam lại tăng đột biến.

http://vtv.vn/xa-hoi/hong-da-lat-rot-gia-do-khau-trung-gian-20151025090441382.htm

Theo VTV

Bạn có thể quan tâm