Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hơn 78.000 doanh nghiệp đóng cửa sau 9 tháng

Trung bình mỗi tháng, 8.701 doanh nghiệp trên cả nước dừng hoạt động, tăng 27% so với cùng kỳ 2019. Còn số doanh nghiệp thành lập mới là 98.955, giảm 3%.

Báo cáo về tình hình đăng ký doanh nghiệp 9 tháng đầu năm của Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết có 78.306 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trung bình mỗi tháng có 8.701 doanh nghiệp dừng hoạt động. Con số này cao hơn 27% so với 9 tháng đầu năm 2019.

Trong đó, 38.629 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng kinh doanh có thời hạn, tăng tới 82% so với cùng kỳ năm 2019; 27.588 doanh nghiệp chờ giải thể và 12.089 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

78.306 doanh nghiệp rút khỏi thị trường sau 9 tháng
Nguồn: Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh
NhãnTạm dừng kinh doanh có thời hạnChờ giải thểHoàn tất giải thể
Số lượng doanh nghiệp 386292758812089

Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh lý giải quãng thời gian từ khi bắt đầu quá trình phục hồi nền kinh tế, các biện pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp đến nay còn chưa đáng kể và diễn biến dịch bệnh trên thế giới vẫn phức tạp. Đây là nguyên nhân kéo tỷ lệ doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng lên.

Cơ quan này cho rằng việc số doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động tăng 82% so với cùng kỳ, mức cao nhất trong giai đoạn 2015-2020 thể hiện sự ảnh hưởng rất lớn và dai dẳng của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

So với cùng kỳ năm 2019, số lượng các doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn tăng mạnh ở 17 lĩnh vực. Trong đó, các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh Covid-19 ghi nhận tỷ lệ doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh tăng cao nhất.

Danh sách cụ thể gồm: Kinh doanh bất động sản (1.103 doanh nghiệp, tăng 161%); giáo dục và đào tạo (745 doanh nghiệp, tăng 130%); dịch vụ lưu trú và ăn uống (2.414 doanh nghiệp, tăng 120%); dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (2.320 doanh nghiệp, tăng 109%); nghệ thuật, vui chơi và giải trí (305 doanh nghiệp, tăng 102%).

Những ngành có số lượng doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh nhiều nhất
Nguồn: Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh
NhãnDịch vụ lưu trú, ăn uốngDịch vụ việc làm, du lịchBất động sảnGiáo dục, đào tạoVui chơi, giải trí
Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh
241423201103745305

Theo quy mô vốn, các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh phần lớn có quy mô vừa và nhỏ với vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng. 35.247 doanh nghiệp thuộc nhóm này tạm dừng kinh doanh, chiếm tỷ lệ hơn 90%.

Ngược lại, 98.955 doanh nghiệp thành lập mới trên cả nước trong 9 tháng đầu năm, giảm 3% so với cùng kỳ 2019. Trong giai đoạn 2015-2019, việc số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới sụt giảm là điều chưa từng xảy ra khi chỉ tiêu này tăng trưởng bình quân 14%.

Tuy nhiên, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế sau 3 quý vẫn tăng 19%, đạt 3,6 triệu tỷ đồng. Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh cho biết tổng số vốn đăng ký trong quý III cải thiện rõ rệt, chứng tỏ doanh nghiệp bắt đầu mạnh dạn trong việc nắm bắt cơ hội, đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Phân theo lĩnh vực hoạt động, 15/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm. Tuy nhiên, riêng 2 ngành sản xuất, phân phối điện, nước, gas và nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản vẫn ghi nhận mức tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp thành lập mới.

Theo cơ quan thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, đây là những ngành nghề kinh doanh thiết yếu. Dù chịu sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, những ngành này vẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thêm vào đó, có sự chuyển dịch xu hướng từ các ngành bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch sang những ngành nghề kinh doanh chịu ít rủi ro hơn.

Kinh tế TP.HCM tăng trưởng chưa đến 1% sau 9 tháng

Tổng sản phẩm trên địa bàn 9 tháng đầu năm của TP.HCM chỉ tăng 0,77% so với cùng kỳ 2019. Kinh tế TP chịu tác động lớn từ Covid-19 vì ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao.

Việt Đức

Bạn có thể quan tâm