Ngày 18/3, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuấn vừa ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư dự án thành phần 1, thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.
Theo đó, mục tiêu dự án nhằm hình thành trục ngang kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, kết nối với các trục dọc, phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại.
Dự án cao tốc Nha Trang - Buôn Ma Thuột sẽ kết nối với khu vực nam Vân Phong. Ảnh: Xuân Hoát. |
Dự án cũng góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có chiều dài 31,5 km, đi qua các xã, phường thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, tổng mức đầu tư hơn 5.333 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư.
Dự án có điểm đầu dự án từ nút giao giữa quốc lộ 26B và quốc lộ 1, thuộc khu vực cảng Nam Phong, còn điểm cuối thuộc địa phận thị xã Ninh Hòa và khớp nối điểm đầu đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 2.
Đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột khi hoàn thành có vận tốc thiết kế 100 km/h, quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75 m.
Hiện, tiến độ dự án thành phần 1 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 đã được UBND tỉnh Khánh Hòa chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022. Dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án vào năm 2027.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.