Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hơn 100 viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ phản đối Trump

Nhà Trắng cảnh báo các viên chức Bộ Ngoại giao rằng họ nên nghỉ việc nếu không đồng tình với chương trình nghị sự của Tổng thống Trump.

Biểu tình chống lệnh cấm của Trump ở khắp các sân bay Mỹ Lệnh cấm người từ 7 quốc gia Hồi giáo nhập cảnh Mỹ đã làm nổ ra các cuộc biểu tình ở khắp các sân bay tại Mỹ.

New York Times đưa tin hơn 100 viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã công khai ký vào văn bản phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump.

Văn bản phản đối này nói cấm nhập cảnh với hơn 200 triệu người chỉ để ngăn một số phần tử khủng bố sẽ không giúp nước Mỹ an toàn hơn mà thậm chí có thể đẩy thêm nguy cơ. 

Nhà Trắng ngay lập tức chỉ trích những viên chức ngoại giao này. "Những quan chức này có vấn đề với nó (chương trình nghị sự của Tổng thống Trump) ư? Họ nên chấp nhận kế hoạch mới hoặc là nghỉ việc", Sean Spicer, phát ngôn viên Nhà Trắng, nói trong cuộc họp báo hôm 30/1.

Khi được hỏi có phải ông đang đề nghị những người bất đồng chính kiến với tổng thống từ chức, Spicer nói: "Nếu ai đó thấy có vấn đề với chương trình nghị sự, câu hỏi đặt ra là liệu họ có nên tiếp tục vị trí của mình".

Nha Trang gui thong diep den nha ngoai giao My anh 1
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer. Ảnh: AP.

Phát ngôn viên Nhà Trắng cũng bảo vệ lệnh cấm nhập cư của chính quyền mới, nói rằng tác động của nó đang bị phóng đại quá mức. Spicer cho rằng sắc lệnh của ông Trump tượng trưng cho mục đích quan trọng mà tân tổng thống hướng tới, đó là bảo vệ sự an toàn của quốc gia.

Với động thái này, chính quyền mới đang nỗ lực ngăn chặn làn sóng bất đồng lan rộng trong nội bộ nhằm phản đối lệnh tạm cấm dân từ 7 nước Hồi giáo nhập cảnh của ông Trump.

Hàng chục nhà ngoại giao đã ký vào dự thảo của văn bản thể hiện sự bất đồng chính kiến trên. Bản chính thức sẽ được gửi tới tân bộ trưởng Ngoại giao sau khi nhận được chữ ký đầy đủ.

Cảnh báo thẳng thừng của ông Spicer đặt ra lựa chọn vô cùng khó khăn cho hơn 100 viên chức đã tỏ ý sẽ ký bản ghi nhớ. Nếu làm như vậy, nhiều khả năng họ sẽ phải thôi việc.

Cuộc đối đầu khốc liệt nhất đang diễn ra giữa tân tổng thống và bộ máy chính quyền lâu năm, nhiều người trong số đó công khai phản đối các kế hoạch của ông Trump hay đang phải vật lộn để thi hành các sắc lệnh hành pháp mới liên tục được công bố một cách chóng vánh.

Cơ chế "kênh phản đối" được thiết lập những năm 1960, trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, nhằm đảm bảo rằng các lãnh đạo cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ có thể tiếp cận để điều chỉnh quan điểm đối ngoại đối với cuộc chiến.

Cơ chế này được Bộ Ngoại giao Mỹ duy trì cho đến nay như một hình thức hợp pháp để các quan chức của bộ bày tỏ sự phản đối với các chính sách của chính quyền. Năm ngoái, hơn 50 nhà ngoại giao đã lập một kênh phản đối để chống lại việc Mỹ không hành động ở Syria.

Ông trùm đứng sau những quyết định tranh cãi của Trump

10 ngày sau khi Trump nhậm chức, Stephen Bannon nhanh chóng củng cố quyền lực tại Nhà Trắng và đứng sau thúc những quyết định cứng rắn và bất ngờ của tổng thống Mỹ.

Thế giới hoang mang sau lệnh cấm nhập cư của Trump

Sắc lệnh hạn chế người tị nạn từ 7 nước Hồi giáo Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thế giới lo ngại, nhiều chuyên gia nhận định chính sách này có nhiều điểm khác thường và khó hiểu.

Ngụy An

Bạn có thể quan tâm